Phân tích Lợn cưới áo mới
Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mới cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Truyện cười Lợn cưới, áo mới khiến ta thấm thía hơn ý nghĩa đó. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu tác phẩm lợn cưới, áo mới
Lợn cưới, áo mới
* Các điểm cơ bản
- Soạn bài: lợn cưới, áo mới Một anh khoe áo mới, một anh khoe lợn cưới; hai anh chạm trán nhau tạo nên màn kịch hài hước.
- Phê phán thói khoe của, sự giàu có hơn người.
I. Khoe khoang trong đó có khoe của có lẽ là đặc tính chung của con người. Ngay từ tấm bé, trẻ con đã mừng vui khoe với bạn bè khi được cha mẹ niua cho bộ quần áo mới, đôi giầy mới. Lớn lên, tính khoe khoang vẫn còn nhưng tê nhị hơn và kín đáo hơn. Thế nhưng vẫn còn không ít người khoe khoang lộ liễu và họ đã trở thành mục tiêu cười nhạo của thế gian như hai anh chàng trong truyện cười Lợn cưới, áo mới.
Hai chàng trai khoe nhau
II. Phần đầu, truyện kế về anh chàng có cái áo mới. Câu mở đầu là xác định, ngắn gọn và rõ ý: “Có anh tính hay khoe của”. Anh khoe thứ gì? Có quý không? Và khoe như thế nào? Truyện cũng nói rõ là anh khoe “cái áo mới”. Tưởng là thứ gì quý báu chứ cái áo mới mà cũng khoe. Thế là đã có tiếng cười. Anh ta khoe là để mong người ta khen. Người lớn như anh chỉ mong được khen học rộng tài cao chỉ mong là người có việc làm hữu ích cho gia đình và xã hội chứ chẳng ai muốn được khen mình mặc áo mới bao giờ. Vậy mà anh ta mặc áo mới đứng trước cứa “từ sáng đến chiều” để chờ được người hỏi khen. Giá như lúc ấy có người tới hỏi: - Chà! Cái áo may bao giờ mà mới thế? Áo may ở đâu mà đẹp thế? Lúc ấy, chắc mặt của anh ta tươi rói, mũi nở phồng to và tâm hồn bay tận mây xanh. Nhưng anh ta chờ mãi mà “chả thấy ai hỏi cả”. Thế chẳng là hoài công hoài của lắm sao! Bởi vậy nên “anh ta tức lắm”. “Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to”.
Đấy là câu văn chuyển tình huống của truyện, cũng có thể xem đây là câu giới thiệu sự xuất hiện của nhân vật mới tạo nên tình huống chạm trán của hai nhân vật, kẻ tám lạng người nửa cân trong việc thích khoe của.. Anh chàng này khoe thứ gì. Gặp anh chàng khoe áo mới thay vì hỏi như mọi người khi mất của thì anh “hỏi to" về “con lợn cưới” chứ không là lợn sổng chuồng cốt ý là đế nhiều người biết không chỉ là vì mất lợn mà còn khoe chuyện anh cưới vợ nữa cơ. Một công đôi chuyện là thế. Nghệ thuật gây cười tăng lên. Đúng vậy, anh ta hỏi to:
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Thay vì trả lời đúng nội dung câu hỏi thì “Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra". Một hành vi “lạc điệu” có chủ ý. Chính đây là một chi tiết gây cười đắt giá. Với bạn đọc thì cười cái hành vi lạc điệu kia, nhưng đó lại là cách ứng xử lanh và lém, biết lợi dụng hoàn cảnh để khoe áo mới. Anh ta trả lời:
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lạn nào chạy qua đây cả.
Em hãy phân tích tình huống gây cười trong truyện lợn cưới, áo mới
Chúng ta phân tích và đối chiếu câu hỏi của anh mất lợn và câu trả lời của anh khoe áo. Anh đi tìm lợn sổng chuồng thì lại nhấn mạnh vào chữ “cưới” mà không mảy may để ý tới “cái áo mới”, còn anh khoe áo mới thì chẳng quan tâm gì đến chuyện “cưới” của anh kia. “Con lợn cưới” có giá hơn “cái áo mới” nhiều, nhưng với anh khoe áo mới thì chẳng ý nghĩa gì với cái áo mới của anh ta. Tuy vậy, phải làm sao cho hợp lí đây? Anh ta đã thay cụm từ chỉ độ dài thời gian “từ sáng đến chiềù" bằng cụm từ “từ lúc tôi mặc cái áo mới này" để trả lời anh khoe lợn, vừa hợp lí mà cũng vừa buộc anh chàng khoe lợn phải nhìn cái áo của anh ta, còn anh ta thì “chẳng thấy con lợn nào”, cô tình bỏ mất từ “cưới”. Kẻ háo danh, thích khoe của tìm đủ mọi cách để khoe dù có lố bịch cách mấy cũng chọn. Cái cười sâu xa và thú vị là ở chỗ truyện đã phơi bày bộ mặt thật của hai anh chàng thích khoe của.
III. Lợn cưới, áo mới kế lại chuyện khoe của hai nhân vật không tên. Dù có cường điệu, phóng đại sự việc khoe áo mới, khoe lợn cưới thì khoe của vẫn là bản tính thường ngày trong đời sống. Làm sao đế mọi người bớt đi cái bản tính lộ liễu và lố bịch ấy mà không đụng chạm đến tự ái của người nghe. Ấy là nghĩ ra những sự việc điển hình của những nhân vật không tên, xây dựng các tình huống trái với lẽ tự nhiên hợp với tính cách nhân vật, và kết thúc một cách bất ngờ tạo cho người đọc một chút suy nghĩ và khi họ khám phá ra ý nghĩa của sự bất ngờ ấy thì sẽ bật cười thú vị. Lợn cưới, áo mới là một truyện hay nhờ nghệ thuật gây cười theo phong cách ấy.