Soạn bài Lợn cưới, áo mới- Soạn văn lớp 6
Câu 1: Đọc truyện Lợn cưới, áo mới và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào về tính khoe của? Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nào? Lẽ ra, anh phải hỏi người ta ra sao? Từ cưới (lợn cưới) có phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng và là thông tin cần thiết cho người được hỏi không?
Tính khoe của là một tính xấu của người thích khoe khoang, phô trương để người khác biết là mình giàu có, có nhiều của cải quý giá.
Anh đi tìm lợn (heo) cũng là một anh khoe của nên anh ta đã khoe của cả trong lúc đi tìm con heo chạy lạc.
Lẽ ra anh ta phải nói: "Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?". Nhưng anh ta không nói thế mà lại nói: "Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?". '
Từ "cưới" là từ hoàn toàn không cần thiết, không thích hợp để thông báo cho người được hỏi. Anh ta cố tình hỏi như thế là để khoe đám cưới của mình, khoe sự sang trọng, linh đình trong việc làm tiệc cưới.
Câu 2: Anh có áo mới thích khoe của đến mức nào? Điệu bộ của anh ta khi trả lời có phù hợp không? Hãy phân tích yếu tố thừa trong câu trả lời của anh ta.
Anh có áo mới thì mặc vào rồi ra đứng đợi ở cửa suốt từ sáng đến chiều để xem có ai hỏi thì khoe. Đang tức mình vì chưa có ai hỏi để khoe thì anh ta vớ được anh tìm lợn nên không thể bỏ lỡ dịp may này, anh ta giơ ngay vạt áo ra và nói: "Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả".
Điệu bộ "giơ vạt áo ra" thể hiện rõ bản chất thích khoe của của anh ta.
Khi trả lời, đáng lẽ chỉ cần nói: "Không! Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả” thì anh ta lại thêm một đoạn thừa: "Từ lúc tôi mặc cái áo mới này", và chính đoạn thừa đó mới là điều anh ta muốn nhấn mạnh.
Câu 3: Đọc truyện Lợn cưới, áo mới vì sao em lại cười?
Đọc truyện này, ta buồn cười vì ta thấy có sự gặp gỡ thật lí thú: hai anh khoe của gặp nhau!
Ta còn buồn cười vì anh tìm lợn đã tỏ rõ tính khoe của trong cách dùng thêm từ cưới trong câu hỏi, nhưng anh chàng áo mới lại còn đáng bậc thầy hơn ở chỗ anh ta đứng đợi suất từ sáng đến chiều, khi trả lời thi giơ vạt áo ra cho người tìm lợn phải nhìn thấy và thêm vào lời nói cả một vế câu dài.
Tất cả đều không bình thường, lại bất ngờ khiến ta không thể không cười.
Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Lợn cưới, áo mới.
Ý nghĩa của truyện: Truyện Lợn cưới, áo mới mang ý nghĩa phê phán tính hay khoe của của một sô" người trong xã hội.
- Từ đó ta cũng có thể rút ra bài học về cách nói năng:
Khi nói năng ta phải thể hiện rõ tính khiêm tốn, phải biết dùng từ ngữ cho đúng lúc, đúng chỗ và tránh nói thừa.
Ghi nhớ
Lợn cưới, ảo mới chế giễu, phê phán những người hay khoe của, một tính không tốt khá phổ biến trong xã hội.