Soạn bài Viết bài làm văn số 1 : Văn tự sự - Soạn văn lớp 8
Đề bài tham khảo
1. Kể về một vật nuôi có nghĩa có tình.
2. Tôi thấy mình đâ lớn khôn.
3. Người ấy (bạn, thầy giáo, cô giáo, người thân...) sống mãi trong lòng tôi.
Đề bài: Kể về một việc em đã làm cho bố mẹ phiền lòng.
Bài tham khảo
Năm nay tôi đã 14 tuổi. Tôi cao hơn mẹ và đứng đên tai bố rồi nhưng tôi vẫn hay gây ra những điều phiền toái cho bố mẹ tôi. Đáng kể nhất là một lần phạm lỗi nghiêm trọng mới xảy ra gần đây. Tôi đã làm hỏng máy tính xách tay của bố vừa mới mua về được ít ngày.
Hôm ấy là một ngày hè đẹp trời. Tôi ở nhà một mình. Mẹ đi công tác từ mấy hôm trước. Bố đi làm từ sớm. Bà nội và em gái cũng sang chơi nhà bác từ hôm qua. Ngủ tới tận tám giờ, tôi sung sướng nghĩ rằng sẽ có cả một ngày tự do. Trong lúc vươn vai đi đi lại lại trong nhà, tôi phát hiện ra một điều thú vị: bố tôi để máy tính cá nhân ở nhà. Tôi hăm hở sà đến bên bàn để máy. Dẫu không biết chính xác giá tiền, tôi cũng biết chiếc máy là đồ xịn. Bề ngoài, trông nó giống như cái hộp bàn cờ vua xếp lại nhưng chiều rộng chiều dài cân đối hơn, đẹp hơn. Còn khi mở màn hình lên, tôi sung sướng như được lên thiên đường vậy. Màn hình màu sáng choang, rất nét. Phím điều khiển nhạy như phím đàn, ngón tay tôi lướt trên bàn phím và liên tiếp hiện ra những chương trình mới. Tôi thử các chức năng của máy: làm toán, lấy tin, đọc báo, nghe nhạc... Rồi đến trò chơi điện tử là thứ mà tôi thích nhất. Tôi lang thang trên mạng, lục tìm các trò chơi mới. Nhiều vô kể. Máy mới có khác. Tốc độ cao hơn hẳn máy tính ở trường tôi. Mải mê với mấy trò chơi điện tử, tôi không biết thời gian trôi nhanh đến mức nào. Đến khi thấy đói cồn cào, tôi liền đi lấy gói mì và cốc nước để ngay bên cạnh, Vừa ăn vừa chơi cho khỏi phí thời gian. Tôi nghĩ thầm trong bụng rồi lại mê mải nhấn chuột, gõ phím. Nhai hết nửa gói mì, tôi bưng cốc nước lên môi, nhấp một ngụm nhỏ trong khi mắt vẫn dán vào màn hình. Chẳng biết vì sao tôi lại bị ho sằng sặc. Cốc nước tuột khỏi tay, rơi xuống đất.. Màn hình vi tính tắt phụt. Tôi rút vội ổ cắm điện rồi hoảng hốt tìm khăn lau khô mọi chỗ. Tôi còn lấy máy sấy tóc ra sấy khắp vỏ máy, ruột máy dể làm khô khẩn cấp, mong sao cái máy hồi phục. Níu giữ hi vọng mong manh ấy, tôi không dám bật máy trở lại nữa. Trong khi sắp xếp, dọn dẹp cho mọi thứ trở về như cũ, tôi cầu mong cả chúa Trời lẫn đức Phật, cả tổ tiên nội ngoại phù hộ độ trì để cái máy đẹp đẽ kia sẽ hoạt động được như cũ.
Nhưng rồi sự thật vẫn là sự thật. Cái máy tính ấy hỏng thật mất rồi. Chiều hôm ấy, tôi đã cúi đầu kể lại mọi chuyện cho bố nghe và chờ đợi sự trừng phạt. Bố tôi đã im lặng rất lâu rồi chỉ nóí nhỏ “Được rồí”. Ngày hôm sau, bố tôi mang máy đi sửa. Dù không dám hỏi nhưng tôi vẫn biết là cái máy ấy sẽ khổng thể nào hoạt động được như cũ nữa. Tôi cũng biết rằng tôi đã làm bố rất phiền lòng. Chắc chấn là bố phải tốn thêm một khoản tiền ngoài dự kiến. Chắc chắn là bố sẽ vất vả hơn trong công việc vì cái máy ọc ạch ấy. Và chắc chắn là bố sẽ lo lắng nhiều vì thói tò mò và tùy tiện của tôi.
Mọi việc rồi cũng qua đi. Gia đình tôi lại tiếp tục cuộc sống bình thường. Tôi đã lớn thêm nhiều. Bố mẹ tỏi dã nhiều lần khen ngợi, động viên tôi “Con giỏi lắm!”. Nhưng tôi biết là tôi còn phải cố gắng hơn nữa mới xứng đáng với lời khen của bố mẹ.
(Nguyền Văn Long - Ôn tập Ngữ văn 8)
Đề bài: Cô giáo sống mãi trong lòng tôi.
Bài tham khảo
Lá cây đã rơi đầy trên hè phố. Một năm học mới đã bắt đầu khi mùa thu về. Về theo mùa thu, mùa tựu trường là những kỉ niệm âm áp của những ngày đầu tiên tới lớp. Đẹp đẽ nhất trong những hình ảnh thân thương ấy là cô giáo lớp Một của tôi, cô Đàm Thu Hằng.
Năm ấy, cô tôi còn rất trẻ. Có lẽ chỉ 27, 28 tuổi thôi. Cô giáo tôi xinh lắm, xinh nhất trường. Khuôn mặt cô tròn trịa, hiền hòa với đôi mắt nâu ấm áp. Mái tốc đen ống ánh càng làm nối bật nước da hồng mịn màng của cô. Quả thật, cô tôi rất xinh trong bộ quần áo giản dị ngày thường lên lớp. Cô tôi càng xinh hơn trong tà áo dài rực rỡ những buổi sáng thứ hai chào cờ có nắng vàng trải nhẹ. Tôi cứ nhớ mãi cái nhìn âu yếm của cô lúc hướng dẫn chúng tôi xếp hàng. Tôi không sao quên được bàn tay mềm mại đã dắt tôi líu ríu đi diễu hành qua lễ đài trong ngày khai giảng.
Vào lớp, cô Hằng dạy chúng tôi tập đọc, tập viết, tập làm toán. Bàn tay cô nắn nót viết từng chữ mẫu trên bảng đen. Bàn tay cô thoăn thoắt xòe que tính cho chúng tôi tập làm toán. GỊỜ chơi, đôi bàn tay cô lại vươn cao tung bóng cho chúng tôi cùng chạy nhảy chơi đùa. Đến bữa trưa, bàn tay cô lại hối hả, nhịp nhàng xới cơm, chan canh cho mỗi chủng tôi. Tôi lớn khôn dần lên trong vòng tay âu yếm của cô.
Một lần, tôi đã làm cho cô hoảng sợ. Hôm ây, cũng như mọi ngày, tôi mê mệt với giấc ngủ trưa. Nghe tiếng trống báo thức, tôi hốt hoảng chồm dậy và lao ra cửa. Thế là tôi va vào cột ngoài, hiên. Máu chảy đầm đìa. Các bạn cuống quýt gọi cô. Cô Hằng chạy vội ra đỡ lấy tôi. Dù đang sợ lắm, tôi vẫn nhìn thấy cô tái đi, môi run run. Rồi cô bế tôi vào, đặt nằm trên bàn. Cô vừa băng cho tôi vừa động viên: “Đừng khóc con nhé! Không sao đâu. Hết chảy máu. rồi”. Quả thật là cú va chạm này đã để lại trên trán tôi một vết sẹo nhỏ và dài chi bằng que tăm, nhưng nó đã đem đến trong tim tôi một hình ảnh “cô giáo như mẹ hiền", cùng tôi lớn dần lên theo năm tháng.
Ngày tổng kết năm học cùng là ngày tôi chia tay cô giáo. Tôi vẫn nhớ như in buổi sổng mùa hè nôm ấy. Cô Hằng mặc áo dài màu xanh da trời có hoa nhỏ lốm đốm tráng. Tóc cô bùi cao để lộ rỏ khuôn mặt hiền từ, xinh đẹp. Cả lớp ngồi im phồng phắc, mở to mất nhìn cô. Có lẽ cô cũng xúc động nên tiếng nói trầm và nhỏ hơn bình thường: “Các con yêu quý của cô. Thế hêt một nồm học rồi. Các con đà lớn thêm một ít. Cô mong các con học giỏi ngoan ngoãn và sẽ nhớ về cô, nhớ về các bạn”. Rồi cô đi từng bàn, nắm tay xoa đầu tạm biệt từng thành viên của lớp. Đên lượt mình, tôi đưa cả hai tay nắm chặt tay cô và thì thầm: “Con yêu cô lắm! Con xin cảm ơn cô!’.
Tôi đã được học với các thầy (cô) giáo mới, nhưng mỗi độ thu về, đón năm học mới, tôi lại thấy hiển hiện trước mắt tôi tâm áo dài xanh có hoa lốm đốm trắng và bàn tay tôi như ấm sực lên trong bàn tay cô giáo tự thuở nào.
(Nguyễn Văn Long - Ôn tập Ngữ văn)