Đăng ký

Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự - Soạn văn lớp 9

1,007 từ Soạn bài

I. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆNTRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Đọc đoạn văn trích từ Lặng lẽ Sa Pa, truyện ngắn của Nguyễn Thành Long. Và trả lời câu hỏi.

a) Chuyện kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô gái và anh thanh niên.

b) Người kể về phút chia tay đó không xuất hiện, không phải một trong ba nhân vật dã nói tới bèn trên. Bởi lẽ mấu chốt là một trong ba nhân vật đó thì ngôi kể và lời văn phải khác, ở đây, cốc nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan: “Anh thanh niên vỉa vào, kêu lên”; Cô kĩ sư nhếch mép, mắt đỏ ửng”; “bỗng người họa sĩ già quay lại”. Như vậy, người kể chuyện ở đây là vô nhân xưng không xuất hiện trong câu chụyện.

c) Những câu "giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ"; *những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nửa, hay nhìn ta như vậy“... chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghi của anh ta. Cân lưu ý câu nhận xét thứ hai, người kể chuyện nhập vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là cái trần thuật của người kể chuyện. Câu nối đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tâm sự của rất nhiều người trọng tình huống đó. Nếu đó là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều.

d) Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn có thể nhận xét: Người kể câu chuyện đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.

   >>> Xem thêm: Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự - Soạn văn 9 ngắn nhất

II. LUYỆN TẬP 

 Bài tập 1

Đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.

Bài tập 2

Người kể trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật tôi (ngôi thứ nhất) là chú bé. Trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ minh sau nhiều ngày xa cách.

Ngôi kể này giúp cho người kể để đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tỉnh vi phức tạp của tâm hồn nhân vật “Tôi”.

Tuy nhiên, ngôi kể này cũng cố hạn chế trong việc miêu tả bao quát các đấỉ tượng khách quan, sinh động khố tạo được cái nhìn nhiều chiều vi vậy dễ tạo nên sự đơn điệu trong giọng điệu trần thuật.

Học sinh tự chọn một trong ba nhân vật (người họa sĩ già, anh thanh niên hoặc cô kĩ sư nông nghiệp) là người kể chuyện rồi sau đó chuyển đoạn văn trích  phần một thành một đoạn sao cho nhân vật sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất.