Soạn bài Luyện tập thao tác so sánh - Soạn văn lớp 11
1. Tình cảm khi về thăm quê trong hai bài thơ
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương và Trở lại An Nhơn của Chế Lan Viên.
Hai bài thơ cùng thể hiện tâm trạng xa lạ, cô đơn trên chính quê hương mình. Cả hai tác giả đều nói về tâm trạng nhưng không dùng một tính từ buồn, tiếc nhớ thương nào mà cứ để sự việc gợi lên tâm trạng. Cả hai thi sĩ đều có thương cảm, bàng hoàng nhưng biết tự kiềm chế.
2. Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.
Ích lợi của việc học khó hình dung, nói cách khác là trừu tượng, được so sánh với lợi ích của việc trồng cây cụ thể, trước mắt dễ thấy: mùa xuân được hoa và mùa thu được quả.
3. So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Chiều hôm nhớ nhà và Tự tình (bài 1).
— Tự tình (1) cho thấy tài năng độc đáo của thơ Nổm Hồ Xuân Hương. Nổi bật lên ở đây cách dùng từ thuần Việt và từ Hán đã được Việt hóa, nghĩa là rất bình thường dân dã. Cả bài thơ luật Đường không có một điển tích điển cố. Cách gieo vần thì thật là độc đáo các vần om (bom), òm (chòm), ôm (môm), om (tom) đều là khô vận (vần khó gieo)...
- Còn Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan thì trái lại. Ở đây, bà dùng nhiều từ Hán Việt sang trọng, đài các. Trong bài sư dụng nhiều hình ảnh ước lệ, điển cố, điển tích...
4. Tự chọn dể tài (một danh ngôn hoặc thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh) dể viết một đoạn văn so sánh.
Danh ngôn: Người không chí như thuyền không lái, như ngựa không cương trôi dạt lông bông không ra thế nào cả.
(Vương Dương Minh)
Đoạn văn so sánh
Đối với một con người về phần nội tại thì “chí” để chỉ một nghị lực tinh thần, nó có sức mạnh thúc đẩy người ta theo đuổi con đường đã vạch ra để liên tục hành động cho kì đến mục đích. Nhờ đó, con người không chán nản trước trở lực, hầu thực hiện được một lí tưởng, một sự nghiệp. Nếu thiếu chí tức là thiêu mọi ý thức hành động cho đời sông tinh thần cũng như vật chất của mình, suốt đời lông bông thay đổi, nay ngắm đường này, mai ngắm đường kia, có khác nào con thuyền không lái thì dù có được dùng sức mạnh trăm chèo cũng không thể nào hướng đến cái đích của bến mà mình đã định được, hay con ngựa không cương thì dù ngựa hay, người cỡi giỏi cũng chỉ tung bụi mà chạy chứ không biết phải dừng lại nơi chôn nào. Vậy cái lái của thuyền kia, cũng như cái cương của con ngựa là những bộ phận thiết yếu khiến cho thuyền đi, cho ngựa đến đúng lối đã định. Bộ phận quan hệ ấy được học giả Vương Dương Minh ví với cái chí của con người, chỉ có chí quyết định, chí vững tiến mới khiến người ta khỏi lông bông trên đường mới.