Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Soạn văn lớp 9
Câu 1. Kiểu kết cấu truyền thống nào đã được sử dụng trong truyện Lục Vân Tiên? Đối với văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu văn chương ấy có ý nghĩa gì?
Đọc tiểu sử tác giả Nguyễn Đình Chiểu và Truyện Lục Vân Tiên thấy có những yếu tố giống và khác nhau giữa cuộc đời của tác giả cuộc đời của nhân vật chinh Lục Vân Tiên.
Trước hết ỉà những chi tiết trùng hợp:
Nguyễn Đình Chiểu cũng chẳng khác chi Lục Vân Tiên lúc vào đòi thật hăm hở và đầy khát vọng, cũng đều lên đường lai kinh ứng thí:
"Chi lăm bắn nhạn ven mây
Danh tôi đặng rạng, tiếng thầy bay xa
Làm trai trong cõi người ta
Trước lo báo bổ, sau là hiển vang*
Nhưng cả hai đều bất hạnh đến khắc nghiệt: mẹ mất phải bỏ thi về chịu tang, bị đau mắt và bị mù. Vì thế đã bị bội hôn. Nhưng sau đó, họ đều gặp được một cuộc hôn nhân tốt đẹp. Nếu Lục Vân Tiên cưới được Kiều Nguyệt Nga thì Nguyễn Đình Chiểu cũng cưới được cô Năm Điền. Chính vì thế nhiều ý kiến cho rằng Truyện Lục Vân Tiên là một thiên tự truyện.
Tuy nhiên giữa cuộc đời tác giả và cuộc đời nhân vật chính Lục Vân Tiên vẫn có sự khác biệt. Đó là Vân Tiên được tiên ông cho thuốc uống, mắt lại sáng ra sau đó tiếp tục thi đỗ Trạng nguyên, được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua được thắng lợi. Còn cụ Đồ Chiểu thì không được như thế với cụ vĩnh viễn là bóng tối. Sự khác biệt đó thể hiện ước mơ và khát vọng của tác giả.
Câu 2. Đọc đoạn trích em cảm nhận Lục Vân Tiên là con người thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga?
Đây là nhân vật lí tưởng của tác phẩm được khắc họa qua một mô típ thường gặp trong truyện Nôm truyền thống. Hình ảnh này gợi ta nghĩ đến hình ảnh Thạch Sanh đánh đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga trong truyện cổ.
Hành động đánh cướp cứu người của Lục Vân Tiên cho ta thấy tính cách của chàng trai này. Đó là một chàng trai anh hùng, tài năng, giàu lòng vị nghĩa. Chỉ có một mình, lại tay không chàng bẻ cây làm gậy xông vô bọn cướp đông người giáo gươm đầy đủ. Hình ảnh Vân Tiên xông xáo, tung hoành được nhà thơ miêu tả thật đẹp sách ngang với hình ảnh Triệi Tử Long một dũng tướng thời Tam Quốc:
Vân Tiên tả đột hữu xung,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương
Với tài năng võ nghệ cao cường, Vân Tiên đã đánh tan bọn lâu la và diệt tên cầm đầu tội ác. Hành động của chàng còn tỏ rõ đức độ của người nghĩa hiệp: Giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha. Không sợ nguy hiếm Vân Tiên sẵn sàng vì nghla trừ hại cho dân.
Đánh xong bọn cướp thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên đã ân cần hỏi han, an ủi họ. Hành động của chàng trai này đàng hoàng, chững chạc tuy có phần câu nệ nhưng vẫn là phong độ giữ lễ của một người có vãn hóa trong thái độ ứng xử với hai cô gái đẹp: Khoan khoan ngồi đó chớ ra. Nàng là phận gái ta là phận trai. Vân Tiên đã từ chối cái lạy tạ ơn, từ chối lời mời đền đáp, không nhận trâm vàng trao tặng mà chỉ nhận lời cùng Nguyệt Nga làm thơ xướng họa. Câu trả lời: Làm ơn há dễ trông người trả ơn và đặc biệt là câu nói của Vân Tiên: Nhớ câu kiến nghĩa bất vi. Làm người thệ ấy củng phi anh hừng đủ cho ta thấy chặng trọng nghĩa khinh tài.
Câu 3. Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng?
Đoạn truyện ngoài việc giới thiệu Lục Vân Tiên còn cho ta biết về Kiều Nguyệt Nga biểu hiện qua những lời giãi bày của nàng với ân nhân của mình.
Đó là lời lẽ của một cô gái trong trắng, có lễ giáo, có học thức. Cách nói năng của Kiều Nguyệt Nga dịu dàng, mực thước, chân thành:
Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường gặp phải bụi dơ đã phần.
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.
Là một cô gái rất mực đằm thắm ân tình, Nguyệt Nga nhớ ơn và mong muốn đền ơn người đã cứu mình, giúp mình giữ được tiết hạnh: Lâm nguy chẳng gặp giải nguy. Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
Nhất là cuối cùng, nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với cuộc đời chàng trai nghĩa khí đó và nàng đã sẵn sàng liều chết để giữ trọn ân tình chung thủy với người mình yêu.
Suy cho cùng hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga chính là hai mặt của một cách sống. Một là làm ơn không cần người khác đền ơn. Hai là chịu ơn thi phải nhớ ơn. Đó cũng là cách sống có tính truyền thống rất tốt đẹp của người Việt Nam chúng ta. Cách sống đó mãi mãi cần được tiếp tục gìn giữ và phát huy.
Câu 4. Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình , nội tâm hay hành động cử chỉ? Điều đó cho thấy truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào đã học?
Trong đoạn truyện này, nhân vật chủ yếu được miêu tả qua hành động cử chỉ lời nói. Cũng có thể nói được rằng Lục Vân Tiên là một truyện kể đầy chất dân gian.
Do tác giả bị mù, nên Lục Vân Tiên sáng tác là để đọc truyền miệng. Dù các môn đệ và mọi người có ghi chép lại nhưng nói chung đã truyền lưu trong dân gian chủ yếu qua các hình thức “nói thơ”, “kể thơ”. Cùng chính thế, khi miêu tả nhân vật tác giả ít chú ý khắc họa ngoại hình cũng ít đi sâu phân tích diễn biến nội tâm nhân vật trong Lục Vân Tiên thường được đặt trong những môi quan hệ xã hội, những xung đột của đờị sống rồi bằng hành động, cử chỉ lời nói của mình mà tự bộc lộ tính cách.
Ngoài ra, tác giả cũng tỏ thái độ của mình trong việc ca ngợi hay phê phán nhân vật đó.
Câu 5. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích?
Lời thơ mộc mạc, bình dị gần gũi với lời ăn tiếng nói thường ngày và mang đâm sắc thái địa phương Nam Bộ. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên tuy ít trau chuốt uyển chuyển nhưng lại dễ đi vào tâm hồn quần chúng nhân dân.
Trong đoạn thơ trích này, sắc thái ngôn ngữ đa dạng. Lời thơ bình dị, chất phác nhất là ở đoạn đầu đoạn kế tiếp lời của Vân Tiên bất bình đầy phẫn nộ cùng với lời của tên tướng cướp tự phụ hống hách và đoạn đối thoại giữa đôi trai tài gái sắc Vân Tiên - Nguyệt Nga thì lời thơ mềm mỏng xúc động chân thành.
Xem thêm các bài Soạn khác tại link: https://cunghocvui.com/danh-muc/ngu-van-lop-9