Đăng ký

Hướng dẫn soạn bài Khóc Dương Khuê

2,617 từ Soạn bài

Câu 1. Theo anh (chị), bài thơ này có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì?

Bài thơ có thể được chia thành ba đoạn:

- Đoạn 1 (hai câu thơ đầu): Nỗi đau đột ngột khi mất bạn.

- Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 22): Những kỉ niệm tươi rói về tình bạn sống lại trong hồi tưởng của nhà thơ.

- Đoạn 3 (phần còn lại): Nỗi đau tắc nghẹn, hẫng hụt, chơi vơi khi đối diện với hiện thực phũ phàng (mất người tri âm, tri kỉ).

Câu 2.Tình bạn thắm thiết, thủy chung giữa hai người được thể hiện như thế nào?

   Mở đầu bài thơ là hai câu nói về tin bạn qua đời. Cái tin dữ ấy khiến nhà thơ kêu lên xúc động:

                                             Bác Dương thôi đã thôi rồi

    Mấy tiếng “thôi đã thôi rồi!” không chỉ là một lời than sững sờ, thảng thốt mà còn là một tiếng khóc nén lại. Dường như Nguyễn Khuyến rất sợ phải nhắc đến sự qua đời của bạn thân mình. Ồng nói nhẹ đi: “Làm sao bác vội về ngay”, “Sao vội vàng đâ mải lên tiên”, “Bác chẳng ở dầu van chẳng ở”, nghĩa là dùng các từ “về”, “lên tiên”, “chẳng ở” để thay cho khái niệm chết, qua đời hay từ trần. Tuy vạy, nỗi đau mất bạn của nhà thơ cũng lan tỏa khắp trời mây và thấm sâu vào cả thiên nhiên cảnh vật.

                                            Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

   Hổi tưởng những kỉ niệm gắn bồ, gặp gỡ và thản thiết

   Sau giây phút bàng hoàng, Nguyễn Khuyến lần lượt hồi ức lại những kỉ niệm của bạn với mình một thời gắn bó. Nổi bật lên trong đoạn thơ này là hình ảnh của một đôi bạn thắm thiết, khăng khít với nhau từ khi cả hai cùng đỗ đạt cao, làm quan. Tình bạn ấy nói theo nhà thơ là do “duyên trời”: 

                                            Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

                                            Vần sớm hôm tôi bác cùng nhau;

                                            Kính yêu từ trước đến sau,

                                            Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

   Nhà thơ nhắc lại từng kỉ niệm của một thời “sớm hôm" bồn nhau thân thiết, thủy chung. Từ chuyến cùng đi vào kinh dò Phú Xuân qua nhiều vùng núi non váng vẻ của đường vào miền Trung hiu quạnh:

                                           Củng có lúc chơi nơi dặm khách,

                                            Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo

đến những khi cùng nhau hát ả dào bẽn nhau cùng thưởng -thức nhịp phách, cung đàn, giọng hát:

                                              Có khi từng gác cheo leo,

                                              Thú vui con hát lựạ chiều cẩm xoang.

Hay cả những lúc đối bạn trí cốt sành điệu cùng nhau uống rượu làm thơ:

 

                                        Cũng có lúc rượu ngon cùng nháp,

                                        Chén quỳnh tương ấm áp bầu xuân.

                                        Có khi bàn soạn cău văn,

                                        Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

    Với lối liệt kê gợi nhớ, hai nhóm từ ngữ “cũng có lúc”, “cô khi” dan chéo nhau, tạo nên một âm hưởng thiết tha, quấn quít không rời, thể hiện những kỉ niệm vui buồn đẹp đẽ', sâu sắc của tình bạn thắm thiết. Nên nhớ lúc thực dân Pháp chiếm đóng nước ta, thì Nguyền Khuyến và Dương Khuê mỗi người một cách sống: người thì cáo bệnh từ quan, kẻ thì tiếp tục cộng tác với tân trào. Tuy thế cả hai cùng giữ một thái độ: “Kính yêu từ trước đến sau” và cảm thông nhau rất mực.

                                                 Bác già, tôi cũng già rồi,

                                                Biết thôi, thôi thế là thôi, mới là!

   Trên đây là hai trong những câu thơ tiếp theo tràn dầy xúc dộng. Những chữ “thôi” được láy lại có dụng công nghe như một tiếng nấc nghẹn ngào.

   Khi đã âm dương cách trở đôi đường, khốc bạn, nhà thơ không sao quên được hình ảnh tủi tủi mừng mừng của mình với ông bạn già thân thiết trong lần gặp sau cùng:

                                          Muốn đi lại tuổi già thèm nhác,

                                         Trước ba năm gặp bác một lần;

                                         Cầm tay hỏi hết xa gần,

                                        Mừng rằng bác hãy tinh thần chưa can.

   Đoạn thơ làm nổi bật lên hình ảnh cảm động của đôi bạn già dược gặp lại nhau sau nhiều năm cách biệt. Các từ “cầm tay”, “mừng rằng”, bộc lộ. một lòng quý mến thương yêu một cách chân thành. “Tinh thần chưa can” ý nói sức khỏe vẫn tốt, tinh thần vẫn sáng suốt. Nhà thơ mừng cho bạn mà cũng là tự mừng cho mình rầng cả hai đều dã vượt qua những thử thách của thời thế và của tuổi cao sức yếu. Nhưng dâu ngờ “cầm tay” lần ấy lại là lần cuối trong đời.

Câu 3. Đây là một bài thơ có nghệ thuật tu từ đặc sắc. Hãy phân tích những biện pháp nghệ thuật tu từ thể hiện nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời.

    Bài thơ rất thành công trong nghệ thuật tu từ, nhất là nghệ thuật sử dụng các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối của bài thơ. Hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội vê ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên,... để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi:

                                         Rượu ngon không cố bạn hiền,

                                         Không mua không phải không tiền không mua.

    Hư từ không dùng trong trường hợp này thật hợp và cũng thật sắc. Không mua rượu không phải vì không tiền, mà vì mất bạn. Không có tri kỉ thì độc ẩm chỉ tăng thêm nỗi xót xa. Chữ không tạo thành nghịch lí: Có tiền mà không mua. Chuyên uống rượu đối với nhà thơ đã thành "nghĩa tửu" bới thế mà nó không chỉ còn là câu chuyện vật chất tầm thường nữa. Chỉ một cặp lục bát mà chồng xếp 5 chữ không diễn tả thật đúng cái trống vắng khủng khiếp khi mất bạn: Câu thơ không viết, câu thơ không biết đưa ai, chiếc giường treo không bạn, tiếng đàn ngơ ngẩn không tri âm. Ý thơ trống vắng, chơi vơi để rồi kết đọng trong tiếng khóc đáng thương của người bạn già tri kỉ:

                                Tuổi già hạt lệ như sương,

                                 Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

   Câu thơ buông nhẹ mà khơi gợi, xót đau, hờn tủi.

shoppe