Hướng dẫn lập dàn ý bài văn thuyết minh chuẩn nhất
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Mục đích xác định đề tài trước khi lập dàn ý
- Để biết đề tài yêu cầu về vấn đề gì và phạm vi trình bày.
- Để lựa chọn lời văn phù hợp cho bài thuyết minh.
2. Các bước xây dựng dàn ý
a) Mở bài
- Nêu được đề tài, vấn đề cần thuyết minh.
- Lựa chọn lời văn phù hợp để thu hút sự chú ý của người đọc và để họ nhận ra kiểu văn bản đang thuyết trình.
b) Thân bài
- Tìm ý, chọn ý để cung cấp cho người đọc những tri thức mang tính khoa học, chuẩn xác và có thể xếp vào một hệ thống mạch lạc.
- Sắp xếp ý: có thể có nhiều cách sắp xếp nhưng cần thiết phải tạo sự hấp dẫn, chặt chẽ, rõ ý đối với người đọc.
c) Kết bài
- Tóm lược các ý vừa trình bày trong quan hệ với đề tài.
- Tạo được những cảm xúc, suy nghĩ trong lòng người đọc.
B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP
Hãy xây dựng dàn ý cho bài thuyết minh về đề tài: “Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão”.
1. Xác định đề tài: thuyết minh về Phạm Ngũ Lão.
2. Lập dàn ý
a) Mở bài:
- Giới thiệu Phạm Ngũ Lão: thân thế, sự nghiệp, thời đại...
b) Thân bài:
- Tìm ý, chọn ý:
+ Xuất thân là một thường dân yêu nước.
+ Tình cờ gặp được Trần Hưng Đạo.
+ Làm gia khách và sau là con rể của Trần Hưng Đạo.
+ Có nhiều công trạng trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông.
+ Yêu thơ ca, thích đọc sách và sáng tác.
+ Tác giả của bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) nổi tiếng...
- Sắp xếp ý: Có thể theo trật tự trên hoặc đảo ý nào đó lên trước cũng được, miễn sao phải có được câu chuyển ý phù hợp và lời văn liền mạch...
c) Kết bài:
- Khẳng định tài năng và cống hiến to lớn của Phạm Ngũ Lão cho đất nước
- Nên suy nghĩ riêng và có thể rút ra bài học về trách nhiệm và bổn phận của con người đối với tổ quốc...
Xem thêm >>> Nắm trọn những thao tác cơ bản khi lập kế hoạch cá nhân
Chúc các bạn học tập tốt! Đừng quên like và share bài viết nếu thấy hữu ích nhé <3