Đăng ký

Hướng dẫn lập dàn ý bài văn nghị luận chính xác nhất

3,725 từ

1.            Văn nghị luận
-              Nghị luận là một hoạt động vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp của tư duy và ngôn ngữ, phải kinh qua rèn luyện công phu và lâu dài mới có thể có được.
-              Nghị luận chủ yếu là trình bày các ý kiến, lí lẽ để giải thích, chứng minh, biện luận thuyết phục về một vấn đề gì đó. Nó nhằm tác động vào trí tuệ, lí trí người đọc nhiều hơn vào cảm xúc, tình cảm. Nó là sản phẩm của tư duy logic.
-              Văn nghị luận là lối văn thiên về sự trình bày các ý kiến, các lí lẽ. Lối văn mà vẫn bao hàm lối văn miêu tả, lối văn cảm tưởng 
2.            Những yêu cầu chủ yếu của văn nghị luận
Để làm tốt một bài văn nghị luận, chúng ta cần đặc biệt chú ý một số yêu cầu sau:
Nghị luận phải đúng hướng, các ý kiến đưa ra phải xoay quanh yêu cầu của đề tài. Tránh nghị luận lan man xa với vấn đề mình đang bàn bạc.
Nghị luận phải được sắp xếp một cách trật tự, phải chú ý tính hệ thống của các ý lớn, ý nhỏ; ý chính, ý phụ.
-              Nghị luận phải mạch lạc tức là phải chú ý xâu chuỗi, liên kết hệ thống ý, các đoạn phái có liên hệ đính kết, mạch văn trôi chảy trong một hệ thống đồng quy.
-              Nghị luận phải trong sáng, chú ý each dùng từ, đặt câu, dựng đoạn. Từ ngữ sử dụng phái chính xác nhưng cũng cần huy động yếu tố biểu cảm để hấp dẫn người đọc, người nghe.
3.            Đặc điểm của thao tác phân tích
-              Phân tích là một thao tác quan trọng của nghị luận. Phân tích theo nghĩa den là chia nhỏ ra.
-              Khi nghị luận, phân tích là nhàm đem một ý kiến, một vấn đề lớn chia thành những ý kiến, những vấn đề nhỏ để xem xét từng khía cạnh, từng bộ phận của vấn đề.
-              Phân tích vừa giúp ta làm sáng tỏ vấn đề vừa giúp người nghị luận mở rộng vấn đề, làm cho vấn đề đưa ra bàn bạc được sâu sắc, phong phú.
-              Hãy tham khảo một đoạn văn có tính phân tích sau:
"Văn Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn là thứ văn bay bướm, lâm li, những câu đại loại như: “Thiên địa phong trần / Hồng nhan đa truân”, đọc lên ta thấy réo rắt và não ruột. Khi dịch hai câu thơ ấy, Đoàn Thị Điểm, một mặt vẫn giữ nguyên được ý của Đặng Trần Côn, một mặt khác lại đưa vào lời thơ nhiều cảm xúc, nhiều ý nghĩa hon. Cho nên ở hai câu dịch: "Thuở trời đất nổi cơn gió bụi / Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên”, ta thấy cái ý “trời đất gió bụi, hồng nhan truân chuyên” được bổ sung thêm những cơn gió, những cơn sóng, những tiếng lòng. Vĩ thế, lời than trở nên thống thiết hơn và nhiều nhạc điệu hơn. Dịch phẩm của Đoàn Thị Điểm được mọi người khen là hay, thậm chí có người khen là hay hơn bản ngâm khúc chữ Hán của Đặng Trần Côn là vì vậy”. (Tư liệu học tập của sinh viên ĐHSP)
4.            Đặc điểm của thao tác tổng hợp
-              Tổng hợp nghĩa đen là gom chung lại.
-              Trong văn nghị luận, tổng hợp là đem nhiều ý kiến, nhiều vấn đề nhỏ có tính chất riêng lẻ quy lại thành một ý kiến, một vấn đề lớn mang tính khái quát. Nếu không có tổng hợp, phân tích sẽ tràn lan, dàn trải, không giới hạn.
-              Nghị luận là phải kết hợp giữa phân tích và tổng hợp.
-              Đoạn văn tham khảo:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc / Thương nhà mỏi miệng cái ga gia”. Ở hai câu này, đạt có chuyện thực mà không thực. Thực là vi, người ta thường thấy chim cuốc, chim đa đa hay kêu gióng giả từng hồi vào tảng sáng mùa hè, kêu từ góc ruộng này sang góc ruộng khác, từ bờ bụi này sang bờ hụi ka, đến khi nào chúng tìm gặp nhau mới thôi. Thê mà trong bài, nhà thơ lại ti tiếng kêu đến đau lòng, mỏi miệng ấy trong một buổi chiều tà, ấy là không tính. Nhưng rốt cuộc, bằng biện pháp nhân hoá, con cuốc cuốc nhớ nước non đa đa thương nhà mà kêu lên như vậy, nhà thơ lại đã vừa khéo léo, vừa thẳng thắn bộc lộ tình cảm của mình với nước non nhà: nước đã mất rồi, nhà đã tan rồi, thì đau lòng lắm, xót ruột lắm thay!”. (Chu Huy - Trích Bình giảng Tác phẩm văn học-NXB Giáo Dục)
5.            Đặc điểm của thao tác diễn dịch
-              Diễn dịch là một thao tác tư duy logic, từ một nguyên lí chung suy ra những hệ luận, những đoán định cụ thể.
-              Diễn dịch còn là cách trình bày, cách tổ chức các ý trong một đoạn vài, một bài văn nghị luận đi từ cái chung đến cái riêng, từ cái khái quát đến cái cụ thể.
-              Đoạn ví dụ:
“Trong lịch sử văn học Việt Nam, sáng tác của Nguyễn Du (1765 - 1120) tự nó đã tạo thành cả một thời đại. Nguyễn Du có một vai trò lớn lao trong quá trình xây dựng truyền thống văn học dân tộc, trong sự hình thành ng(n ngữ văn học Việt Nam. Các tác phẩm của Nguyễn Du thấm nhuần tư tưởng chủ đạo chủ nghĩa cao quý, đó là những tác phẩm được phổ biến hết sức rộng rãi trong nhân dân Việt Nam. Thiên trường ca Đoạn trường tân thanh của mfg đã được dịch ra, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Tiệp, tiếng Pháp tiếng Anh và đã được xem như một mẫu mực xứng đáng nhất cho nền thơ ca cổ điển Việt Nam". 
6.            Đặc điểm của thao tác quy nạp
-              Qui nạp vừa là một thao tác tư duy lôgic vừa là một thao tác trình bày, lập luận
- Với tư cách là một thao tác tư duy, qui nạp là một quá trình suy ngũ vận động từ sự xem xét những bộ phận, đối tượng riêng lẻ, tìm ra mối liên hệ bản chất giữa chúng với nhau, từ đó nâng lên thành nhận định khái quát về ìhiữtig đặc điểm, tính chất chung của chúng. 
- Đoạn văn tham khảo:
“Vẽ lên hình tượng của dũng sĩ Từ Hải, Nguyễn Du đã dựa vào truyền thống sử thi Việt Nam được thế hiện rõ nét trong hình tượng những nhân vật thần thoại và lịch sử. Những nhân vật đấu tranh với "kẻ thù phương Bác” trong cuốn Thiên Nam ngữ Inc. Bên cạnh đó như mọi người đều biết, vào đầu thế kỷ XVIII và đầu thế kỉ XIX trong nhân dân được phổ biến những bài ca về những lãnh tụ của những cuộc khởi nghĩa nóng dàn mà có lẽ Nguyễn Du cũng biết. Vì thế trong thiên trường ca, Từ Hải có cái dáng dấp như một dũng sĩ oai phong của sử thi "Vai năm tấc rộng, lưng mười thước cao, đội trời đạp đất".
7.            Quan hệ giữa hai thao tác diễn dịch và quy nạp trong một bài văn nghị luận
-              Trong một bài văn nghị luận, hai cách trình bày diễn dịch và quy nạp thường kết hợp với nhau, đó là:
-              Kiểu trình bày tổng-phân-hợp. Kiểu trình bày này bắt đầu bằng việc nêu vấn đề có tính tổng hợp, khái quát, tiếp theo là lời phân tích hoặc giải thích, chứng minh bằng những lí lẽ, dẫn chứng và minh hoạ cụ thể. Cuối cùng lại tổng hợp, khái quát nâng cao hoặc mở rộng vấn đề được nêu ra ban đầu.
- Đoạn văn tham khảo:
“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở những vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám lấy giặc đặng mà tiêu diệt giặc, đến những công chức ở địa phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội. Từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân, nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến cho đến những đồng bào diễn chủ quyền đất ruộng cho chính phú... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng yêu nước nồng nàn".(Hồ chí Minh)
8.            Đặc điểm của thao tác so sánh
So sánh có hai biểu hiện: so sánh tương đồng và so sánh tương phản.
- So sánh tương đồng: là từ một sự vật, sự việc, hiện tượng, chân lí... đã biết ta suy ra một chân lí tương tự, có chung một lôgic bên trong.
- Đoạn văn tham khảo:  
"Trái hẳn với lối thơ tả chân có lối thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, cả hai đều chịu rất nặng ảnh hưởng của Bô-đơ-le và qua Bô-đơ-le ảnh hưởng nhà văn Mĩ Ét-ga Pô, tác giả tập Chuyện lạ. Có khác chăng là Chế Lan Viên đã đi từ Bô-đơ-le, Ét-ga Pô đến thơ Đường, mà Hàn Mặc Tử đi ngược từ thơ Đường đến Bô-đơ-le, Ét-ga Pô và đi thêm một đoạn nữa cho khi gặp Thánh Kinh của đạo Thiên chúa, cả hai đều cai trị trường thơ loạn và đã chiêu tập một số đồ đệ như Hoàng Diệp, Quỳnh Dao, Xuân Khải. Tôi vừa nói Chế Lan Viên đi về thơ Đường. Nếu nói đi tới thơ tượng trưng Pháp có lẽ đúng hơn, tuy hai lối thơ này có chỗ giống nhau. Điều đó thấy rõ ở tác phẩm một người rất gần Chế Lan Viên và Hàn Mặc Tử: Bích Khê”. (Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh)
- So sánh tương phản: Là đối chiếu các mặt trái ngược nhau của sự vật, sự việc, hiện tượng, chân lí... để làm nổi bật luận điểm.
+ Đoạn văn tham khảo:
“Thế mà hơn 80 mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. (Hồ Chí Minh)

Xem thêm >>> Hướng dẫn cách tóm tắt văn bản thuyết minh

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách làm một vài văn nghị luận mà Cunghocvui đã tổng hợp được gửi đến bạn, chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe