Đăng ký

Hướng dẫn cách tóm tắt văn bản thuyết minh chính xác nhất

2,560 từ

A.            KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.            Nêu mục đích, yêu cầu của tóm tắt văn bản thuyết minh.
-              Để hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn.
-              Để giới thiệu cho người khác về văn bản đó.
-              Văn bản tóm tắt cần cô đọng, ngắn gọn, bám sát nội dung của văn bản gốc.
2.            So sánh sự giống nhau và khác nhau về mục đích và yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự và tóm tắt văn bản thuyết minh.
-              Hai kiểu tóm tắt này không có sự khác biệt lớn vì mục đích của chúng là đều hướng tới những nội dung cơ bản của văn bản để ghi nhớ hoặc truyền đạt lại cho người khác...
-              Tuy nhiên, mục đích tóm tắt của văn bản thuyết minh có phần hơn so với tóm tắt văn bản tự sự.
-              Về yêu cầu thì cả hai kiểu tóm tắt này đều như nhau.
3.            Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh
-              Trước hết phải xác định được mục đích, yêu cầu.
-              Đọc kĩ văn bản gốc để tìm những ý quan trọng dùng làm dữ liệu tóm tắt.
-              Diễn đạt các ý chính đó thành các câu, đoạn,... đáp ứng yêu cầu của một văn bản tóm tắt.
-              Đọc kiểm tra lại lần cuối.

B.            GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP
1.            Đọc phần Ghi nhớ bài Đại cáo bình Ngô, phần tác giả Nguyễn Trãi trang 13 SGK Ngữ văn 10, tập 2 và trả lời các câu hỏi sau:
a)            Đây có phải là một đoạn văn tóm tắt văn bản thuyết minh hay không? Cho biết lí do.
-              Đây là đoạn văn tóm tắt văn bản thuyết minh.
-              Người viết đã lược đi nhiều nội dung, chi tiết để giữ lại những phần cốt lõi nhất.
b)            Anh (chị) hãy cho biết bản tóm tắt đã lược đi và giữ lại những nội dung nào?
-              Bản tóm tắt đã giữ lại những nét khái quát về cuộc đời, nhân cách và đóng góp của Nguyễn Trãi với văn hóa, văn học dân tộc.
-              Người viết đã lược bớt:
+ Tiểu sử: Lược bỏ phần năm sinh, năm mất, quê quán và cái chế... của Nguyễn Trãi.
+ Sự nghiệp: Lược bỏ số liệu, tên tác phẩm và những chi tiết đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nguyễn Trãi.
5.            Đọc văn bản Nhà sàn ở trang 69 - 70 SGK Ngữ văn 10, tập 2 và trả lời các can hòi sau:
a)            Nêu (lại ý và cho biết văn bản thuyết minh về đối tượng nào?
-              Văn bản thuyết minh về nguồn gốc, kiến trúc và tiện ích của ngôi nhà sàn.
-              Đối tượng được thuyết minh là một ngôi nhà sàn.
b)            Văn bản có thể chia thành mấy phần, nêu ý chính?
Văn bản có thế được chia thành ba phần.
-              Mở bài: Từ dầu đến "... văn hóa cộng đồng”: Nêu khái niệm và mục đích sử dụng của nhà sàn.
-              Thân bài: Tiếp đó đến ... là nhà sàn": Thuyết minh về kiến trúc và công dụng của nhà sàn.
-              Kết bài: ngợi ca vẻ đẹp của nhà sàn Việt Nam.
c)            Hãy tóm tắt văn bản trong khoảng 10 dòng.
-              Nhà sàn có kiến trúc mái che dùng để ở và các mục đích khác.
-              Được cấu tạo bằng tre, giang, nứa, gỗ, nhà sàn có nhiều cột chống, có mặt sàn, gầm sàn, các khoang nhà dùng để ở... Hai đầu nhà sàn có hai cầu thang.
-              Xuất hiện từ thời đồ Đá mới, phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam Á. Hiện nay, nhà sàn đang thu hút sự chú ý của khách du lịch.
-              Nhà sàn có nhiều tiện ích, có thể sử dụng nguyên liệu xây dựng tại chỗ và an toàn cho đồng bào ở miền núi.
C. LUYỆN TẬP
1.            Đọc phần tiểu dẫn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô trang 71 SGK Ngữ văn 10, tập 2 và trả lời các câu hỏi:
a)            Đối tượng thuyết minh của văn bản là gì?
-              Là tiểu sử, sự nghiệp Ba-sô và đặc điểm thơ Hai-cư.
b)            Hãy nêu bố cục của văn bản.
-              Văn bản được chia làm hai phần:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến "... M. Si-ki”: Nêu tiểu sử và giới thiệu tác phẩm của Ba-sô.
+ Đoạn 2: Phần còn lại: Thuyết minh đặc điểm thơ Hai-cư.
c)            J lãy viết tóm tắt phần thuyết minh về thơ Hai-cư.
-              Thơ Hai-cư chỉ có 17 âm tiết được gát làm ba dòng.
-              Thương ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể trong một thời điểm nhất định để gợi lên một xúc cảm, một suy tư nào đó.
-                 Đề cao cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền, Mềm mại, Nhẹ nhàng...
-              Thiên về gợi hơn là tả, để lại nhiều khoảng trống để người đọc suy nghĩ.
2.            Đọc văn bản Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội trang 72 - 73 SGK Ngữ văn 10, tập 2 và trả lời các câu hỏi sau:
a)            Văn bản thuyết minh vấn đề gì?
-              Thuyết minh về thắng cảnh đền Ngọc Sơn, vừa ca ngợi cảnh đẹp thơ mộng của ngôi đền vừa bày tỏ niềm tự hào đối với một di sản văn hóa của dân tộc.
b)            Nêu bố cục của văn bản.
-              Mở bài: Từ đầu đến "... bài thơ trữ tình”: Giới thiệu vị trí đặc điểm kiến trúc đền Ngọc Sơn.
-              Thân bài: Tiếp đó đến "... và cái thiện”: Thuyết minh cụ thể về việc xây dựng và kiến trúc của ngôi đền, khẳng định tình yêu cái đẹp và cái thiện của người Việt Nam.
-              Kết bài: Phần còn lại: Khẳng định vẻ đẹp nên thơ, khơi nguồn cảm hứng của đền Ngọc sơn.
c)            Anh (chị) hãy viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên''’
-              Kiến trúc tạo ấn tượng mạnh mẽ của đền Ngọc Sơn là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội có hình ngọn bút hướng lên trời xanh đầy kiêu hãnh.
-              Cổng Đài Nghiên ở bên cạnh Tháp Bút. Nó có tên gọi như thế là vì cổng này có hình tượng "cái đài” đỡ “nghiên mực” đặt trên đầu ba chú ếch với hàm ý "ao nghiên, ruộng chữ”.
-              Sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi ngôi đền thiêng tọa lạc giữa làn nước Hồ Gươm.

Xem thêm >>> Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Hy vọng bạn có thể vận dụng tốt những kiến thức trên vào bài làm của mình, hãy để lại một tác phẩm tóm tắt văn bản thuyết minh của bạn ở phía dưới comment nhé!

shoppe