Hội thoại ( tiếp)- soạn văn 8
Câu 1. Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập 1, tr.28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào?
Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai ỉệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8 tập một, tr.28), ta thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện khá rõ:
Xét về lượt lời nói trong cuộc thoại, ta thấy nói nhiều lượt nhất là cai lệ và chị Dậu; người nhà lí trưởng nói ít hơn. Nói ít nhất là anh Dậu. Anh Dậu nói sau khi cuộc xung đột giữa chị Dậu với cai lệ và người nhà lí trưởng đã kết thúc.
Về cách thể hiện vai xã hội, chị Dậu luc đầu nhún nhường (xưng cháu, gọi cai lệ là ông, van vỉ thiết tha). Sau đó đã vùng lên kháng cự. Chị xưng bà, gọi cai lệ là mày, đe dọa rồi thực hiện lời đe dọa. Còn cai lệ luôn hống hách, người nhà lí trưởng thì gọi vợ chồng anh Dậư là anh, chị xưng là tôi, nghĩa là có giữ gìn hơn, nhưng cũng .tỏ thái độ mỉa mai. Qua đây nổi bật Ịên hình ảnh chị Dậu, một người phụ nữ gánh vác mọi việc, sẵn sàng đương đầu với kẻ đàn áp, bóc lột.
Câu 2. Đọc đoạn trích (trích trong truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và trả lời câu hỏi:
a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào?
b) Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như thế có hượp với tâm lí nhân vật không? Vì sao?
c) Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào?
a) Sự chủ động tham gia cuộc hội thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau: thoạt đầu cái Tí nói rất nhiều (còn Chị Dậu im lặng. Nhưng về sau, cái Tí nói ít hẳn đi, còn Chị Dậu nói nhiều hơn).
b) Vì sao lại có hiện tượng đó? Điều này phù hợp với tâm lí của hai nhân vật vùa nói. Thoạt đầu vì vô tư chưa biết là mình sắp bị bán đi,- nên cái Tí rất hổn nhiên, nói rất nhiều. Còn Chị Dậu đau lòng chuyện buộc phải bán con nên chị chỉ im lặng, về sau đến khi cái Tí biết là mình sắp bị bán đi nên bé sợ hãi đau buồn, ít nói hẳn đi. Còn Chị Dậu lúc này phải nói nhiều là để thuyết phục hai đứa con nhỏ nghe lời mình.
c) Việc Ngô Tất Tố tả cái Tí hồn nhiên kể lể cùng mẹ những việc đã làm, khuyên em mình để phản những củ khoai lớn hơn cho bố mẹ, lạị hỏi thăm mẹ, càng làm cho chị Dậu xót xa đau đớn, khỉ buộc phải bán đứa con hiếu thảo, giỏi giang như vậy đi và càng tô đậm thêm nỗi bất hạnh sắp đổ ập xuống đẩu đứa bé khốn khổ là cái Tí.
Câu 3. Dựa vào những điều đã biết về truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập 2, tr 30) và vào đoạn trích dưới đây, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì?
Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ […]. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:
- Con có nhận ra con không?
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…
- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “ Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
Trong đoạn trích này, nhân vật “tôi”có hai lần im lặng:
- Giật sững người;
- Không trả lời ngay.
Lần đầu, nhân vật “tôi” im lặng giật sững người là vì thoạt đẩu tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện sau đó là xấu hổ...
Lần sau, nhân vật tôi không trả lời mợ vl tôi muốn khóc quá...
Câu 4 *. Tục ngữ phương Tây có câu: Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:
Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm
Trên đường đi như những bóng thầm
Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.
(Liên hiệp lại)
Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào?
Hai nhận xét trên đều đúng nhưng mỗi nhận xét đúng với một số hoàn cảnh khác nhau.
- Chẳng hạn, sự im lặng là vàng khi cần để giữ bí mật, để biểu lộ sự tôn trọng người khác, để đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp.
- Còn câm tiếng trước áp bức bất công, trước những điều sai trái., thì sự im lặng đó đúng là dại khờ, hèn nhát.