Đăng ký

Giới thiệu khu di tích lịch sử của dân tộc - Đền Hùng

1,130 từ

Khu di tích lịch sử đền Hùng dựng trên núi Nghĩa Lĩnh nay thuộc xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội 94km về phía Bắc.
Nơi đây, xưa là Quốc đô của Nhà nước Văn Lang, dưới quyền trị vì của 18 đời vua Hùng, đóng đô ở Phong Châu.
Theo sử cù, sau khi định đô ở Phong Châu, các vua Hùng đã chọn núi Nghĩa Lĩnh làm nơi tế trời và các thẩn. Núi Nghĩa Lĩnh cao 175m, nằm trên địa phận thôn Cô Tích, xung quanh là một chuỗi gò nhấp nhô, trùng điệp. Tương truyền có tất cả 100 ngọn đồi, thì 99 ngọn vốn là 99 con voi có nghĩa, phu phục cháu núi Tổ, riêng một con bất nghĩa, quay ngược lại bị chém đầu, vì vậy vùng này có một quả đồi có vết xẻ thành khe.
Khu di tích đền Hùng gồm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, làng vua Hùng thứ 6, đền Giếng ở phía đông nam dưới chân núi Nghĩa Lĩnh (vì trong đền có Giếng Ngọc, nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa là hai con gái của Vua Hùng thứ 18 thường soi giếng dế chài tóc, vấn khăn nên được gọi là đền Giống).
Vào cống dền, trèo 225 bậc đá là đến đền Hạ. Tương truyền đây là nơi  u Cơ đẻ bọc trăm trứng, nở ra thành trăm con: 50 người theo cha là Lạc Long Quản về xuôi, 50 người theo mẹ lên núi, trong đó có người con đầu làm vua nước Văn Lang, dó là vua Hùng thứ nhất. Trong khu vực đền Hạ còn có chùa Thiên Quang, trước chùa có cây Thiên Tuế trăm tuổi.
Từ đền Hạ, qua nhà bia bên gốc đại già, đi xuống chân núi ở mặt đông nam thì đến đền Giếng.
Từ đền Hạ, tới đền Trung, tương truyền là nơi các vua Hùng bàn việc nước với quần thần.
Từ đền Trung lên tới đền Thượng là nơi vua Hùng làm lễ trời, đất, núi, sông. Trước đền Thượng có một cột đá dựng lên bệ cao, được gọi là “đá thề”. Tương truyền đây là nơi An Dương Vương Thục Phán đã nguyên đời dời tế tự các vua Hùng và giữ gìn cơ nghiệp họ Hùng để lại.
Phía bên đền Thượng là Lăng vua Hùng, tượng trưng cho Mộ Tố.
Tại đền Hạ, Hồ Chủ Tịch đà nói chuyện với Bộ đội sư đoàn 308 trước khi về tiếp quản Thủ đô 10” 1954, với câu nói nổi tiếng: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”
Trong khu di tích còn có nhà Bảo tàng Hùng Vương.
Hội đền Hùng được mở vào ngày mồng mười tháng ba âm lịch.
Sáng mồng mười có tế và rước cỗ, mỗi làng làn cận có một loại cồ, riêng làng Cổ Tích có tục lệ dâng lễ vật bằng bánh giầy và ba loại xôi mùa (xôi trắng, xôi nhuộm đỏ và xôi tím). Trong lễ hội còn có lễ đánh trống đồng trên đền Thượng, lề đốt đuốc ở đền Hạ và nhiều trò diễn dân tộc (đấu vật, đu tiên, múa kiếm...)
Hội đền Hùng là Quốc lễ giỗ tổ Hùng Vương. Nhân dân mọi miền trẩy hội, hành hương về đất Tô với tình cảm tưởng nhớ cội nguồn, tướng nhá các vua Hùng và Tổ Tiên.

(Theo Thăng Long Hà Nội Ngàn Năm, số 6 - 2002)

Xem thêm >>> Giới thiệu về bánh giầy Quán Gánh trong ngày giỗ tổ Hùng Vương

Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe