Đăng ký

Em hãy giải thích nhan đề Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn

1,696 từ

Em hãy giải thích nhan đề Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn

Sống chết mặc bay là một trong những tác phẩm nổi tiếng làm nên tên tuổi của nhà văn Phạm Duy Tốn. Nhan đề của bài viết khá đặc biệt, vậy nó có ý nghĩa gì mời các bạn cùng tham khảo bài viết giải thích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay nhé!

I. Giới thiệu chung

  • Về tác giả:

Phạm Duy Tốn (1883 - 1924) quê ở Thường Tín - Hà Tây là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại, sống chết mặc bay được coi là tác phẩm thành công nhất của ông.

  • Về tác phẩm:

“Sống chết mặc bay” được đặc biệt chú ý bởi tính mới mẻ so với đương thời. Có thể coi truyện ngắn này có vai trò báo hiệu cho sự mở đầu của truyện ngắn hiện đại. Vũ Ngọc Phan cho rằng Phạm Duy Tốn “viết truyện ngắn theo lối u trước nhất”, là nhà tiểu thuyết đi vào “con đường mới trước nhất” và “những truyện ngắn của ông là thứ văn chương đánh dấu một quãng đường của văn học nước nhà” (nhà văn hiện đại).

  • Hai mặt tương phản trong truyện:

Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng\

Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo

   + Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử

   + Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên

⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực

Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn

   + Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm

   + Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga

⇒ Quan lại tắc trách, tham lam

Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã

   + Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà

   + Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị

   + Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ

→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại

d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:

   + Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại

   + Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ

   + Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài

  • Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:

- Cảnh hộ đê của dân: tăng cấp theo mức độ nguy cấp: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá

- Cảnh quan lại nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ

- Phép tăng cấp dùng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng dạ lang thú của viên quan:

   + Quan ngồi nơi vững chãi, an toàn, có kẻ hầu người hạ xung quanh

   + Quan la mắng, dọa dẫm đám người bẩm báo đê vỡ

   + Mức độ vô trách nhiệm, cáu gắt vô lí của quan được thể hiện rõ nét

Sự kết hợp của nghệ thuật tăng cấp đã tố cáo, phê phán sự thờ ơ, tắc trách của quan hộ đê.

II. Giải thích nhan đề bài Sống chết mặc bay

Trong những tác phẩm của Phạm Duy Tốn, một trong số ít nhà văn có được thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, "Sống chết mặc bay" trở thành tác phẩm thành công nhất, đồng thời nó cũng là tác phẩm được ra đời đầu tiên của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. "Sống chết mặc bay" là một nhan đề khá thú vị hay, qua đó thể hiện được phong cách cũng như lối sống mới mẻ cùa tác giả. Qua những lời văn hay ho và cụ thể, sinh động lại vô cùng khéo léo khi tác giả kết hợp giữa hai công dụng của  hai phép tương phản và tăng cấp trong sử dụng nghệ thuật tự sự, qau đó giúp học sinh có thể thấy được tiếng nói phê phán cũng như lên án sâu sắc hiện thực: lên án gay gắt sự tham ô của tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Đồng thời cho học sinh cảm nhận được rằng một tinh thần nhân đạo và ấn tượng của tác phẩm thông qua niềm cảm thương sâu sắc trước tình cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân ta thời xưa do thiên tai, cũng như thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền độc ác.

Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về giải thích nhan đề tác phẩm Sống chết mặc bay, cùng học vui chúc bạn học tốt!

shoppe