Soạn bài Sống chết mặc bay - Ngắn gọn nhất
I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1:
“Sống chết mặc bay” có thể chia làm 3 phần:
- Phần 1: từ đầu đến “khúc đê này hỏng mất”: nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
- Phần 2: tiếp đến “điếu mày”: cảnh quan phủ cùng các nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê (đi bảo vệ đê).
- Phần 3: Còn lại: Cảnh vỡ đê, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.
Câu 2:
a+b. Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện “Sống chết mặc bay”:
* Người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả:
Những người dân hộ đê: hàng trăm nghìn người, làm việc từ chiều, bì bõm dưới bùn lầy, người nào người nấy ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử.
* Quan đi hộ đê: ngồi trong chỗ an toàn nhất, nhàn nhã, chơi tổ tôm, không cho phép ai quấy rầy lúc chơi bài, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết ra sao khi mà đê vỡ.
c. Quan đi hộ đê: uy nghi, chễm chện ngồi, có người gãi chân, kẻ quạt mát, hầu bài.
d. Dụng ý của tác giả trong việc dựng hai cảnh tương phản này nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập.
Câu 3:
a. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ đê vỡ, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân:
- Mưa mỗi lúc một tầm tã: “mưa gió ầm ầm”
- Nước sông dâng cao: “dưới sông thời nước cứ cuồn cuồn bốc lên”, “Thế đê không sao cự lại được với thế nước”.
- Dân chúng: xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng mệt lử, trăm lo nghìn sợ, chân lấm tay bùn để chống chọi với sức trời.
b. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ ham mê bài bạc của tên quan:
- Hắn chơi bài nhàn nhã, ung dung “đê vỡ mặc đê, sông nước dù nguy, không bằng nước bài cao thấp” – Ván bài quan chờ thì quan đã gắt, quát mắng, đòi cách cổ, bỏ tù khi có người báo vỡ đê “Ngài cau mặt, mặc kệ”.
c. Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc, vô trách nhiệm của viên quan. Hắn thắng bài khi đê vỡ, hắn sung sướng khi bao người phải khổ => Đây là một sự nhẫn tâm, là một tội ác của tên viên quan.
Câu 4: Giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật của truyện “Sống chết mặc bay”:
* Giá trị hiện thực:
- Phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” của người dân nhưng chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.
- Phản ánh tình cảnh khốn khổ của người dân nghèo trong xã hội phong kiến.
* Giá trị nhân đạo của truyện:
- Cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
- Lên án thờ ơ, vô trách nhiệm đến mức độc ác của bọn quan lại.
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1: Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện “Sống chết mặc bay”:
Hình thức ngôn ngữ
Có
Không
Ngôn ngữ tự sự
X
Ngôn ngữ miêu tả
X
Ngôn ngữ biểu cảm
X
Ngôn ngữ người kể chuyện
X
Ngôn ngữ nhân vật
X
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
X
Ngôn ngữ đối thoại.
X
Hình thức ngôn ngữ
Có
Không
Ngôn ngữ tự sự
X
Ngôn ngữ miêu tả
X
Ngôn ngữ biểu cảm
X
Ngôn ngữ người kể chuyện
X
Ngôn ngữ nhân vật
X
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
X
Ngôn ngữ đối thoại.
X
Câu 2: Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật:
- Ngôn ngữ: vừa hách dịch, quát nạt, đe dọa vừa vui vẻ, mời chơi, giục giã thuộc hạ bằng những câu đặc biệt ngắn, cộc.
- Tính cách: tàn nhẫn, thờ ơ, vô trách nhiệm, ham chơi bài bạc, lối sống xa hoa, kiểu cách học đòi.