Đăng ký

Cảm nghĩ của em về bài Sống chết mặc bay

2,367 từ

Trong truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được in trên báo Nam Phong, số 18, năm 1918. Tác phẩm được xem là "bông hoa đầu mùa" của truyện ngắn Việt Nam hiện đại bởi lẽ nó là một trong những truyện ngắn đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ, mặc dù cách diễn đạt vẫn còn lưu lại khá rõ dấu ấn của văn học trung đại. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu truyện Sống chết mặc bay

Sống chết mặc bay

* Các điểm cơ bản:
-    Nhà văn đóng vai người dẫn truyện kể lại hai cảnh đời trái ngược: người dân đội mưa giữ đê, còn quan thi ở trong dinh đánh bài và hút xách. Văn kể ngắn gọn, được ngắt nhịp bằng nhiều dấu phẩy.
-    về nội dung thì cần phân tích các cảnh sau:
-    Cảnh hàng nghìn dân tất bật đến mệt lả dưới cơn mưa tẩm tã để cứu đê sắp vỡ.
-    Cảnh các vị quan quyền thoải mái đánh tổ tôm trong đình dù người dân vào bẩm bảo ‘‘đê vỡ mất rối”.
-    Cảnh thảm sầu của người dân khi đê vỡ. 

Soạn bài Sống chết mặc bay
I.    Phạm Duy Tốn (1883 - 1924): nguyên quán làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây; sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội), là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Năm 1901, ông tốt nghiệp trường Thông ngôn, vào làm việc ờ Tòa Thống sứ, sau đó xin thôi việc, sống bằng nghề viết báo. Ông viết cho các báo Đông Dương tạp chí, Lục tĩnh tân văn, Nam phong tạp chí, ... Cho tới trước ngày mất, Phạm Duy Tốn đã cho in nhiều tác phẩm, trong đó sống chết mặc bay được coi là tác phẩm thành công nhất của ông. Truyện phơi bày bộ mặt thật của quan lại và đời sống khổ cực nông dân thời bấy giờ.

II.  Giữ cho đê khỏi vỡ trong mùa mưa bão là công việc chung. Quan có nhiệm vụ quan sát, chỉ đạo. Dân có nhiệm vụ thực hiện. Cả hai đều có trách nhiệm chống đỡ thiên tai để mọi người được an lành, thoát được cảnh màn trời chiếu đấỉ, đói khổ. Đầu truyện là cảnh hộ đê. Thời gian: Gần một giờ sáng. Không gian: Trời mưa tầm tã. Con người: “Dân phu, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ; bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tĩnh cảnh trông thật là thảm".

Người dân đang chống chọi với lũ - Quan lại thản nhiên chơi bài

Người dân đang chống chọi với lũ - Quan lại thản nhiên chơi bài

Người dân thì thế, còn quan lại ở đâu. Phạm Duy Tốn đã miêu tả nơi chốn và công việc của quan lại để trả lời câu hỏi này. Nhà văn đã “Thưa rằng: đang ở trong đình kia... đèn thắp sáng trưng... Trên sập, mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi". Kẻ hầu người hạ nghiêm trang. Chung quanh sập có thầy đề, thầy đội nhát, thầy thông nhì ông chánh tổng. Các quan chức sắc ấy bàn chuyện hộ đê ư. Không! Họ cùng “ngồi hầu bài", đánh bài vơi “quan phụ mẫu”. Hai cảnh đời như thế đã đưực nhà văn dùng phép tương phản và tăng cấp để dẫn tới kết cục của truyện. Ở bên ngoài mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít lo hộ đê thì ở trong đình làng cảnh hút thuốc, ăn uống, đánh bài càng lúc cũng càng xôm tụ. Suốt mấy trang truyện nhà văn đã tập trung để miêu tả cảnh tương phản ấy. Càng đọc, người đọc càng nhận ra sự độc ác, tàn nhẫn của quan. Giữa những trang văn tự sự miêu tả cảnh tương phản giữa dân nghèo khốn khổ bán mình cho mưa bão để hộ đê và các quan vẫn bình thản ăn hút, đánh bài, thỉnh thoảng Phạm Duy Tốn chêm vào vài câu cảm thán hay bình luận như “gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn thảm, trừ những kẻ lòng lang dụ thú, còn ai nghĩ đến, mà chẳng động tâm, thương xót đồng bào huyết mạch!... ”. Lời bình luận ấy như báo hiệu sự việc tồi tệ tất yếu sẽ xảy ra đối với người dân khốn khổ, trong khi đó thì ván bài quan đã chờ rồi và quan ăn bát yên vừa xong. “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ! Con bài ngon há nỡ bỏ hoài ru! Quan lớn ngài ăn, ngài đánh; người hầu kẻ dạ, kẻ vâng". Từ mấy câu văn được viết theo lối biền ngẫu này cho tới cuối truyện, nhà văn chỉ miêu tả. Sự việc xảy ra càng lúc càng dồn dập, càng tăng cấp được miêu tả bằng những câu đối thoại ngắn gọn. Độ tương phản giữa người dân khốn khổ, bé mọn với quan lờn phè phỡn, vô lương tâm càng lúc càng tăng. Ớ bên ngoài, hạnh phúc của người dân nghèo tan vỡ theo “tiếng kêu vang trời dậy đất"-, những dòng nước mắt đau khổ của nghìn dân rơi vào dòng nước đục cuồn cuộn chảy; nỗi lo sợ “thỏ không ra lời” trong câu “hẩm quan lớn... đê vỡ mất rồi!" của người nhà quê. Còn ở trong đình, trong lúc đang chờ thầy để bốc bài thì quan quát mắng đòi “cách cổ...", đòi “bỏ tù chúng mày", rồi lớn tiếng ra lệnh: “- Đuổi cổ nó ra!", rồi lạnh lùng chăm chú vào ván bài, giục thầy đề bốc. Quan sung sướng vỗ bàn tay xuống sập, vừa cười vừa nói:
“- Ù! Thông tôm, chi chi nảy!... Điếu, mày!"
Và nhà văn đã kết thúc truyện bằng đoạn văn biền ngẫu với những câu tứ tự, ngũ tự (bốn chữ, năm chữ) nghe như lời ai điếu:
“Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước trùn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!".

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sống chết mặc bay
III.    Thiên tai bão lụt thì thời nào cũng có, và tất yếu là nó tàn phá, gây bao khổ đau cho con người. Bây giờ, năm nào dân ta cũng gặp thiên ta bão lụt. Gặp những cảnh đau lòng ấy, cả nước cùng chung lo. Người thì có trách nhiệm tại chỗ sát cánh cùng người lâm nạn, người vùng khác thì thực hịện tấm lòng “lá lành đùm lá rách” khác hẳn với quan phụ mẫu tronị truyện ngắn của Phạm Duy Tốn. Truyện chỉ miêu tả sự việc càng lúc càng tăng cấp nhưng lại hàm chứa ý nghĩa tố cáo đúng với thành ngữ: “Sõhị chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi".

 

Mong rằng bài viết Sống chết mặc bay sẽ giúp các bạn hiểu thêm nhiều điều trong tác phẩm này