Đóng vai cô chị cả, em hãy kể lại truyện cổ tích “Sọ Dừa”
Đóng vai cô chị cả, em hãy kể lại truyện cổ tích “Sọ Dừa”.
Thấy cô em Út vẫn còn sống và trở về cùng Sọ Dừa, hai cô chị (trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”) vô cùng xấu hổ nên đã bỏ đi biệt xứ. Một lần, có người quen cũ gặp hai cô bán hàng rong bên đường bèn lại gần hỏi han cớ sự. Hai cô chị kể lại chuyện bằng giọng ngậm ngùi, ăn năn. Đóng vai cô chị cả, em hãy kể lại truyện cổ tích “Sọ Dừa”.
A. Hướng dẫn làm bài
- Đề bài yêu cầu đóng vai cô chị cả trong truyện cổ tích Sọ Dừa để kể lại câu chuyện.
Lưu ý đến hoàn cảnh kể chuyện: sau mọi sự việc đã xảy ra, hai cô chị vì xấu hổ nên bỏ đi nay kể lại chuyện cho người khác nghe với sự ăn năn, hối hận.
- Các sự việc trong truyện được xây dựng từ những sự việc sẵn có trong truyện Sọ Dừa kết hợp với trí tưởng tượng về những suy nghĩ, thái độ của nhân vật cô chị cả.
- Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất - nhân vật cô chị cả xưng “tôi” để kể lại truyện. Chú ý bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật kể chuyện đối với các sự vật, sự việc trong truyện. Trình tự truyện có thể khác so với truyện cổ tích để phù hợp với ngôi kể mới.
Bài làm cần đủ những ý chính sau:
Mở bài:
- Hoàn cảnh trước (lây của ban thân: con gái phú ỏng, sống giàu có.
- Sự xuất hiện của Sọ Dừa trong nhà.
Thân bài:
- Kể về Sọ Dừa và hoàn cành của chàng.
- Chuyện Sọ Dừa ở nhà phú ông và thái độ của từng người trong nhà đối với chàng.
- Chuyện Sọ Dừa xin phú ông gả con gái.
- Suy nghĩ của cô cả và quyết định của ba cô gái - thái độ của mọi người trước quyết định của cô Út.
- Chuyện Sọ Dừa lột xác, đổ Trạng nguyên - thái độ, sự tính toán của hai cô chị.
- Sọ Dừa đi Sứ, ở nhà, hai cô chị hại em hòng lấy Sọ Dừa.
- Phút vui mừng của hai cô chị khi hay tin Sọ Dừa trở về và sự bất ngờ, xấu hổ của họ khi thấy cô út xuất hiện.
- Hai cô chị bỏ nhà đi biệt xứ.
Kết bài:
- Tình cảnh sống hiện nay của hai cô chị.
+ Những ăn năn, suy nghĩ của hai cô về những việc mình đã làm, về thái độ đối với Sọ Dừa và người em út.
B. Bài văn mẫu
Nhắc lại chuyện xưa mà chị em tôi vẫn cảm thấy ăn năn và xấu hổ với cô út. Chúng tôi là chị mà lại ghen ghét, đố kị với chính em gái của mình, thật khó mà tha thứ được.
Hồi ấy, gia đình tôi rất giàu có, thuộc hàng địa chú, phú ông trong làng. Nhà chỉ có ba chị em gái nên cha tôi hết mực yêu chiều ba chị em. Quen thói, chúng tôi luôn hống hách, kênh kiệu với người dưới đặc biệt là những người có hình dáng xấu xí như Sọ Dừa.
Sọ Dừa là người chăn bò cho gia đình chúng tôi. Anh ta có hình dáng vô cùng xấu xí: Không chân, không tay, tròn như quả dừa. Lúc nào cũng chỉ biết lăn lông lốc. Tuy cơ thể kì dị như vậy nhưng Sọ Dừa chăn bò rất tài, chưa để làm mất bò nhà chúng tôi bao giờ ngược lại, bò con nào con nấy no căng. Sọ dừa lại ăn lại ít. Chính vì thế nên cha tôi mới thuê anh ta.
Nghe nói việc anh ta được sinh ra đời cũng kì dị như hình dáng của anh ta vậy. Cha mẹ anh ta đã ngoài năm mươi mà chưa có con. Một hôm, trời nắng to, người vợ vào rừng hái củi cho chủ, khát nước quá mà không tìm thấy suối. Thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống. Thế rồi bà có mang và sinh ra Sọ Dừa.
Lại nói đến chuyện Sọ Dừa làm công cho gia đình tôi. Vào đợt ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, nhà không có người, chị em tôi phải thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Chúng tôi cành vàng lá ngọc sao phải đưa cơm cho phường tôi tớ quái dị nên thường làm cho xong, chỉ riêng cô út nhà chúng tôi thì lại đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế, của ngon vật lạ đều giấu đem cho Sọ Dừa. Nhiều lần chúng tôi hỏi thì cô út không nói. Mãi sau mới bảo vì mê tiếng sáo mà đem lòng yêu. Chúng tôi khuyên răn, đe doạ mãi không được.
Cuối mùa ở năm ấy, mẹ con Sọ Dừa đem cau trầu đến xin cha tôi gả con gái cho anh ta. Đương nhiên cha tôi không đồng ý. Bà mẹ Sọ Dừa nài nỉ hết sức khiến cha tôi mủi lòng. Nhưng ông cũng đưa ra một điều kiện:
- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chỉnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Chúng tôi tưởng nghe thấy thách cưới lớn như vậy, mẹ con Sọ Dừa sẽ biết ý mà rút lui. Ngờ đâu, đúng ngày hẹn, Sọ Dừa sai cả chục gia nhân khiêng lễ vật sang nhà tôi. Trước tình hình đó, cha tôi lúng túng nói:
- Để ta hỏi con gái ta, xem có đứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa không đã.
Chị em chúng tôi đương nhiên giãy nảy lên như đĩa phải vôi. Chúng tôi hết bĩu môi lại chê bai. Chỉ riêng cô út là e lệ, cúi mặt xuống, tỏ ý bằng lòng. Cha tôi đành phải nhận lễ vật và gả cô em út cho Sọ Dừa.
Ngày cưới, cỗ bàn bày biện linh đình, gia nhân chạy vào chạy ra tấp nập. Chúng tôi cười thầm không biết lúc cô dâu chú rể xuất hiện mọi người sẽ buồn cười như thế nào. Thế nhưng ngược lại hoàn toàn với suy nghĩ ban đầu của hai chị em tôi. Chú rể không phải Sọ Dừa ngày thường mà là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú. Mọi người ai nấy mừng rỡ. Đáng lí ra chị em tôi phải mừng cho em út. Nhưng tính ghen tị, lòng đố kị và sự tiếc rẻ khiến chúng tôi mở mắt. Kể từ ngày ấy, chúng tôi sinh ra thù ghét em út. Chỉ mong có dịp đuổi út đi để mình vào thay thế.
Từ ngày thành hôn, hai vợ chồng họ sống với nhau rất hạnh phúc. Sọ Dừa học hành chăm chỉ nên khoa thi năm sau đã đỗ trạng nguyên. Lòng đố kị trong chúng tôi càng được thể dâng cao. Nhân quan trạng đi sứ vắng nhà, hai chúng tôi sang rủ nàng út chèo thuyền ra biển chơi. Không hề nể tình chị em, chúng tôi đẩy cô em đáng thương xuống biển. Rồi một con cá kình lao đến nuốt lấy em. Chúng tôi lấy làm hả hê lắm. Nghĩ lại đến giờ vẫn thấy mình thật độc ác và nhẫn tâm. May sao, trước khi đi sứ, quan trạng đã đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà. Nghe lời chồng, lúc nào út cũng mang theo mình. Nhờ vậy nên khi bị cá nuốt, cô nàng lấy dao rạch bụng cá. Cá chết trôi dạt vào một hòn đảo nhỏ. Cô lên đảo, lấy thịt cá sống qua ngày. Hai quả trứng nở ra đôi gà một trống một mái, làm bạn với cô.
Rồi một ngày kia, có một chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Con gà trống nhìn thấy, gáy to ba lần:
“Ò.. ó... O...
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về”
Quả là thuyền quan trạng thật. Quan vào xem, vợ chồng họ gặp nhau đương nhiên mừng rữ. Cô út đã kể tất cả những hành động xấu xa của chúng tôi cho chồng nghe. Sọ Dừa chắc phải vô cùng tức giận. Nhưng chàng ẫ trừng phạt chúng tôi bằng cách khiến chúng tôi không thể nói gì. Chàng lẳng lặng đưa vợ về nhà mà không để ai hay biết. Chúng tôi thấy trạng về, tranh nhau lại kể chuyện em bị trượt chân ngã rồi khóc nức nở tỏ vẻ thương tiếc, nhằm đánh lừa quan trạng. Quan không nói gì, chúng tôi tưởng chàng quá thương tiếc người vợ quá cố. Nhưng đến lúc tiệc tan, trạng đưa vợ ra gặp mọi người. Lúc này, chúng tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ, không biết làm gì bèn lén ra về và bỏ đi biệt xứ. Từ ngày ấy đến giờ đã được năm năm. Năm năm qua chúng tôi sống trong ăn năn và hối hận. Hối hận vì những việc làm xấu xa và độc ác của chính bản thân mình. Không biết cô em út hiền lành có tha thứ cho chúng tôi không? Nhưng dù em có rộng lòng bỏ qua thì tự chúng tôi cũng không bao giờ tha thứ cho mình.