Đăng ký

Soạn bài: Sọ Dừa (siêu ngắn)

1,182 từ Soạn bài

1. Khái niệm Truyện cổ tích

- Là một loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường

- Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cái ác.

- Nhân vật truyện cổ tích thường là nhân vật có cuộc đời bất hạnh (Mồ côi, đi ở, hình dạng xấu xí....) ; nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kỳ lạ.

2. Phân loại truyện cổ tích

- Có 3 loại:

     + Cổ tích về loài vật → nhân vật chính là các con vật

     + Truyện cổ tích thần kỳ → có nhiều yếu tố tưởng tượng thần kì.

     + Truyện cổ tích sinh hoạt.

- Phần 1: (Từ đầu ... đặt tên cho nó là Sọ Dừa) : Sự ra đời của Sọ Dừa.

- Phần 2: (tiếp ... phòng khi dùng đến) : Sọ Dừa cưới cô út, trở về hình dáng tuấn tú và thi đỗ trạng nguyên.

- Phần 3: (còn lại) : Biến cố bị hãm hại và sự đoàn tụ vợ chồng.

      Có đôi vợ chồng nghèo phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái. Một lần bà vợ uống nước trong cái vỏ dừa, về nhà có mang, sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như quả dừa. Toan vứt đi thì đứa bé cầu xin nên bà vợ không nỡ mà giữ đứa bé lại, đặt tên Sọ Dừa.

     Lớn lên, Sọ Dừa thay mẹ chăn bò. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu, chỉ có cô út đối đãi tử tế với Sọ Dừa.

     Một ngày, cô út phát hiện vẻ đẹp con người Sọ Dừa, đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ hỏi cưới. Dù bị thách cưới cao, Sọ Dừa vẫn đáp ứng đầy đủ. Sọ Dừa trở về hình dáng một chàng trai tuấn tú đến đón cô út về làm vợ khiến hai cô lớn nhà phú ông vô cùng ghen tức.

     Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên được vua cử đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà đề phòng tai họa. Sọ Dừa đi vắng, hai người chị hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển nhằm cướp chồng em. Nhờ những đồ vật chồng đưa, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt xứ.

Câu 1 (trang 54 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Sự ra đời kỳ lạ của Sọ Dừa.

- Bà mẹ uống nước trong Sọ Dừa rồi thụ thai

- Hình dạng: không chân không tay, lăn long lóc → lạ lùng dị dạng.

- Kể về sự ra đời của Sọ Dừa nhân dân muốn hể hiện sự cảm thông với những nhân người không may mắn, có số phận và địa vị thấp trong xã hội.

Câu 2 (trang 54 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Sự tài giỏi của Sọ Dừa được thể hiện qua các chi tiết:

     + Chăn bò giỏi

     + Thổi sáo hay

     + Tự tin (giục mẹ đi xin hỏi cưới)

     + Đỗ trạng nguyên → thông mình.

     + Có khả năng tiên tri chính xác (dự đoán trước tương lại chính xác).

- Hình thức bên ngoài dị dạng đối lập với vẻ đẹp phẩm chất của Sọ Dừa ⇒ khẳng định giá giá trị bản chất chân chính, đồng thời thể hiện ước mơ mãnh liệt về một sự đổi đời của người xưa.

Câu 3 (trang 54 Ngữ Văn 6 Tập 1):

a.- Cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa vì cô út nhận ra được phẩm chất tốt đẹp của Sọ Dừa (thổi sáo hay, thông minh, tài giỏi) ; yêu Sọ Dừa chân thành.

b. Nhân vật cô út:

     + Giàu tình thương người.

     + Thông minh (xử trí nhanh khi gặp nạn) .

⇒Đây là con người của tình thương, từ tình yêu đi đến hạnh phúc ⇒ nên xứng đáng được hưởng hạnh phúc.

Câu 4 (trang 54 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Qua câu truyện chúng ta thấy được ước mơ của người lao động:

     + Ước mơ về sự đổi đời: Từ thấp kém → tài giỏi ⇒ được hưởng hạnh phúc.

     + Ước mơ về sự công băng: Cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 5 (trang 54 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Ý nghĩa của truyện Sọ Dừa:

     + Đề cao giá trị chân chính của con người.

     + Đề cao lòng nhân ái giữa con người với con người.

Bài 1 (trang 54 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Một số truyện như: Hoàng tử ếch, chàng kị sĩ Nhái, nàng công chúa Ếch...

Bài 2 (trang 54 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Kể diễn cảm bài Sọ Dừa:

     + Giọng van nài cùa nhân vật Sọ Dừa khi nói với mẹ.

     + Giọng than phiền của người mẹ.

     + Giọng thuyết phục của Sọ Dừa.

     + Giọng mỉa mai, khinh miệt của phú ông.

shoppe