Dàn ý thuyết minh về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn chi tiết- CungHocVui
Thuyết minh về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Các bạn học sinh cùng tìm hiểu về lễ hội chọi trâu qua dàn ý thuyết minh về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn chi tiết ở dưới đây. Dàn ý gồm ngoài các ý chính cần có còn có cả gợi ý giúp bạn có thể triển khai một cách dễ dàng và đạt được kết quả học tập tốt.
Đề: Thuyết minh về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
1. Mở bài:
- Giới thiệu sơ lược về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.
2. Thân bài
Nguồn gốc, thời gian diễn ra lễ hội chọi trâu
- Lễ hội chọi trâu được xem là một tập tục truyền thống có từ lâu đời của những người dân vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng.
- Lễ hội này được giữ gìn và phát triển cho đến tận hôm nay.
- Thời gian diễn ra lễ hội: 9/8 âm lịch hằng năm.
- Lễ hội chọi trâu được xếp vào một trong những Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào năm 2013.
Xem thêm:
Dàn ý thuyết minh lễ hội ngày tết- CungHocVui
Dàn ý thuyết minh về lễ hội chùa Hương
Dàn ý thuyết minh về lễ hội đền Hùng
Ý nghĩa của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- Lễ hội này được tổ chức nhằm ghi nhớ công ơn của các vị thủy thần.
- Trong dịp này, người ta cầu mong cho công việc đánh bắt được mưa thuận gió hòa, đồng thời, đây là lễ hội thể hiện sự đoàn kết, tương trợ giữa các làng xã.
- Lễ hội bộc lộ những nét đẹp trong sinh hoạt cộng đồng của người dân vùng biển. Nó là sự kết hợp giữa văn hóa nông nghiệp đồng bằng với cư dân miền biển.
Nội dung, trình tự diễn ra lễ hội chọi trâu
Dàn ý thuyết minh về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- Đối với việc chọn trâu:
+ Trâu phải được chọn từ trước một năm trước khi diễn ra lễ hội. Người ta thường chọn giống trâu khỏe đẹp, đem nuôi dưỡng và huấn luyện trong thời gian đó.
+ Trâu chọi phải đáp ứng những tiêu chí đặt ra mới gọi là đạt chuẩn, bao gồm: trâu đực, to khỏe, lông móc, da hồng, ngực nở, lưng dày rộng, sừng đen bóng, lông trên đầu cứng, mắt đen, giữa hai sừng có xoáy tròn…
- Trường đấu là một khu đất rộng, có diện tích từ 800 mét vuông, có hào nước bao quanh và được bố trí khán đài.
- Lễ bắt đầu từ mùng 1 và được các vị cao niên có vai vế trong làng tiến hành lễ tế Thủy Thần tại đình tổng, sau đó là lễ rước nước, mỗi đình của mỗi làng sẽ được rước lọ nước thần về.
- Tiếp theo, trâu chọi được đưa ra làm lễ tế Thành Hoàng. Sau khi xong lễ, trâu sẽ được gọi là “ông Trâu” một cách tôn kính.
- Đến 9/8 âm lịch, lễ hội chọi trâu sẽ diễn ra.
Xem thêm:
Bài văn mẫu thuyết minh về lễ hội đền Hùng
Bài văn mẫu thuyết minh về lễ hội ngày tết
Bài văn thuyết minh về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
- Trâu được đưa vào trường đấu tại vị trí được phân bố. Tiếng loa, trống sẽ được gióng lên nhằm cổ vũ tinh thần một cách mạnh mẽ. Đồng thời, nghi thức múa cờ cũng được thực hiện bởi 24 thanh niên được làng tuyển chọn => giúp tăng khí thế khi mở màn hội trâu.
- Kết thúc múa cờ, trâu sẽ được đưa vào vị trí cách nhau 20 mét, sau đó người chủ sẽ thả nó để cả trâu tự do lao vào nhau.
- “Ông trâu” sẽ được làm lễ một cách trang trọng tại Đình tổng. Đến 10/8 âm lịch, toàn bộ trâu tham gia thi đấu sẽ được đem giết thịt để hiến tế và khao dân làng.
3. Kết bài
- Nêu ý nghĩa và cảm nghĩ của bản thân về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Trên đây là dàn ý thuyết minh về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn chi tiết nhất, gồm cả gợi ý giúp bạn triển khai một cách dễ dàng từ đó hoàn thành bài thuyết minh với kết quả tốt nhất.