Đăng ký

Dàn ý phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám chi tiết, hay nhất

2,023 từ Dàn ý

Dàn ý phân tích nhân vật Tấm

     Truyện cổ tích Tấm Cám gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ người Việt. Câu chuyện như lời ru bên cánh võng, thổi vào giấc mơ qua giọng kể của bà, của mẹ. Thông qua câu chuyện, ta thêm yêu cô Tấm ngoan hiền với nỗi niềm tủi nhục của phận con ghẻ. Cùng CungHocVui phân tích nhân vật Tấm thật chi tiết để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh cũng như diễn biến tâm lý của nhân vật này.

Dàn ý phân tích nhân vật Tám trong truyện Tấm Cám- CungHocVui

Dàn ý phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám

Mở bài

-     Giới thiệu sơ lược về truyện cổ tích Việt Nam và câu chuyện cổ tích Tấm Cám

-     Khái quát về nhân vật Tấm trong câu chuyện: đây là nhân vật trung tâm với cuộc đời bất hạnh. Tuy nhiên trải qua nhiều biến cố đã có sự thay đổi về diện mạo và suy nghĩ.

Thân bài trong dàn ý phân tích nhân vật Tấm

Giới thiệu về hoàn cảnh

-     Tấm vốn dĩ sinh ra đã mồ côi mẹ, cha lấy vợ khác nhưng sau đó cha cũng qua đời sớm. Từ đó Tấm phải sống chung với dì ghẻ và đứa em gái cùng cha khác mẹ tên là Cám.

-      Từ khi cha mất, Tấm không còn chỗ dựa về tinh thần. Hằng ngày Tấm phải làm rất nhiều công việc nặng nhẹ, lớn nhỏ trong gia đình. Ngoài ra Tấm còn phải chịu sự mắng nhiếc, đánh đập từ dì ghẻ và vô vàn trò tinh quái của con Cám.

=> Hình ảnh cô Tấm ngoan hiền, chịu đựng mọi cay đắng, vất vả, tủi nhục. Đây là hiện thân của cái Thiện trong cuộc sống.

Xem thêm:

Tóm tắt truyện Tấm Cám hay nhất

Hướng dẫn lập dàn ý cảm nhận nhân vật Tấm

Hình ảnh cô Tấm ngoan hiền, chịu đựng

     Phân tích hình ảnh Cô Tấm trước mỗi lần bị mẹ con Cám ức hiếp, hãm hại.

Lần thứ 1:

-     Khi dì ghẻ giao cho Tấm và Cám một cái giỏ, dặn phải xúc tôm tép đầy giỏ đem về. Nếu ai mang về nhiều tôm cá sẽ được thưởng một cái yếm đào. 

-     Sau khi Tấm mò được đầy giỏ thì bị Cám lừa trút hết vào giỏ của mình đem về nhà, giành chiếc yếm đào.

=>Tấm ngồi bưng mặt khóc và được Ông Bụt tặng cho con cá Bống.

Lần 2:

-     Tấm bị dì ghẻ lừa đi chăn trâu đồng xa rồi ăn thịt con cá Bống.

=> Tấm chỉ biết bưng mặt khóc, được Ông Bụt hiện lên chỉ chỗ giấu xương cá vào 4 góc trong nhà.

Dàn ý phân tích nhân vật Tám chi tiết- CungHocVui

Mẹ con Cám lừa giết hại cá Bống

Lần 3:

-     Tấm muốn đi hội, nhưng bị dì ghẻ trộn chung hai đấu thóc và gạo lại, bắt Tấm lựa hết mới được đi hội.

=> Tấm lại khóc, Bụt hiện lên sai đàn chim sẻ xuống nhặt thóc và gạo sang một bên. Ông Bụt chỉ Tấm đào 4 lọ ở góc nhà lên, Tấm có xe, ngựa, giày, váy đẹp đi trẩy hội. Tấm gặp được nhà Vua và trở thành Hoàng Hậu.

=>Tấm ngoài việc khóc thì chỉ biết cam chịu. Có thể nói hình ảnh Tấm luôn bị động và hầu như không có bất kỳ hành động phản kháng, đáp trả. 

Hình ảnh Tấm mạnh mẽ, vùng lên đấu tranh

     Không còn là Cô Tấm cam chịu như trước, Tấm đã bắt đầu vùng lên chống trả trước sự hãm hại của mẹ con Cám.

Lần thứ 1:

-     Tấm về ăn giỗ cha, dì ghẻ lừa Tấm leo lên cây cau rồi bên dưới chặt cây, làm Tấm ngã chết.

-     Cám thay Tấm vào cung làm vợ vua thay cho chị.

=> Tấm hóa thân thành chim vàng anh, hằng ngày bên cạnh vua, hót cho vua nghe. Tiếng hót của chim vàng anh thay lời cảnh cáo của Tấm dành cho Cám Cám giết chim vàng anh, Tấm hóa thân thành xoan.

Lần thứ 2:

-     Khi thấy vua thường xuyên nằm dưới cây xoan hóng mát, Cám tức giận chặt cây xoan làm khung cửi.

-     Mỗi lần con Cám kéo khung cửi sẽ phát ra tiếng kêu. Cám tức giận đốt luôn khung cửi.

Lần 3:

 Hình ảnh Tấm mạnh mẽ phản kháng sau mỗi lần bị hãm hại- CungHocVui

Hình ảnh Tấm mạnh mẽ phản kháng sau mỗi lần bị hãm hại

-     Tấm đầu thai thành cây thị, được bà lão mang về.

-     Hằng ngày Tấm phụ bà quét dọn, têm trầu cánh phượng.

-     Một hôm vua đi ngang qua, nhìn miếng trầu nhận ra vợ mình, đón về cung.

=> 3 lần hóa thân, Tấm vẫn bên cạnh vua, làm tròn bổn phận người vợ.

=> Phân tích nhân vật Tấm cho thấy, Mỗi lần hóa thân, Tấm càng phản kháng mạnh mẽ hơn.

=> Ông Bụt không còn xuất hiện giúp đỡ Tấm nữa, Tấm đã tự tay trừng trị kẻ ác luôn hãm hại mình.

Tấm ra tay trừng trị kẻ ác 

     Khi Tấm về cung đã không còn khoan nhượng mà thẳng tay loại trừ mẹ con Cám.

-     Đối với Cám: cho xuống hố, dội nước sôi cho đến chết.

-     Đối với dì ghẻ: lấy Cám làm mắm, cho dì ăn, kinh hãi mà chết

=> Hành động trừng phạt thể hiện sự trưởng thành trong suy nghĩ và hành động của Tấm trước những gì mà mẹ con Cám gây ra.

=> Biểu tượng cho ý nghĩa nhân văn sâu sắc “ở hiền gặp lành”, “ ác giả ác báo”.

Xem thêm: 

Bài văn mẫu phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám

Nghệ thuật xây dựng nhân vật

-     Khắc họa rõ nét sự thay đổi về suy nghĩ, lời nói và hành động của Tấm.

-     Miêu tả tuyến nhân vật có sự đối lập cụ thể

-     Có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thần kỳ.

Kết bài trong dàn ý phân tích nhân vật Tấm

-     Khái quát lại nội dung sau khi phân tích nhân vật Tấm và nghệ thuật xây dựng nhân vật.

shoppe