Đăng ký

Dàn ý Phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của Hạnh phúc của một tang gia

1,280 từ Phân tích
Đề bài

Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của Hạnh phúc của một tang gia

Hướng dẫn giải

-Những nét chủ yếu nhất về nhà văn Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết hiện thực Số đỏ

-Khẳng định Hạnh phúc của một tang gia là một đoạn trichs tiêu biểu mang giá trị hiện thực và tố cáo xã hội sâu sắc

1.Thế nào là giá trị hiện thực và giá trị tố cáo?

-Hiện thực: Sự thật đời sống

-Giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học: sự phản ánh hiện thực đời sống một cách chân thực, rõ nét, tạo nên ý nghĩa cho tác phẩm

⇒Gía trị tố cáo: Từ việc phản ánh hiện thực, nhà văn tố cáo những mặt/ điểm hạn chế của hiện thực ⇒ hướng con người tới những giá trị tốt hơn

⇒Giá trị hiện thực và giá trị tố cáo trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia: Từ việc dựng lên hiện thực về một xã hội thượng lưu đánh mất tình người thông qua đám tang cụ cố Tổ ⇒ Vũ Trọng Phụng tố cáo xã hội thượng lưu đương thời

2.Giá trị hiện thực

Vũ Trọng Phụng dựng lên bức tranh về gia đình và xã hội thượng lưu thông qua đám tang cụ cố Tổ

a.Bức tranh gia đình thượng lưu (gia đình cụ cố Tổ)

-Bức tranh hiện thực về một gia đình thượng lưu mất hết tình thân

-Trước cái chết của một người thân trong gia đình, thay vì đau buồn, những người trong gia đình luôn tìm được lí do để mong chờ đám tang diễn ra:

    + Cụ ông: vui vì được mặc áo xô gai, được người ta khen con trai đã lớn thế kia

    + Cụ bà: sung sướng đám ma như thế kể là đã danh giá nhất

    + Ông Văn Minh chồng: vui vì chúc thư đã đi vào thời kì thực hiện

    + Bà Văn Minh vợ: mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục táo tạo nhất.

    + Cậu Tú Tân: Điên người lên vì bây giờ mới có dịp dùng đến mấy cái máy ảnh

    + Tuyết: Vui vì có dịp mặc bộ y phục “Ngây thơ” để thiên hạ thấy rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh.

    + Phán mọc sừng: vui mừng vì mình được thêm một khoản

    + Đám cháu con: Một bầy cháu con chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ Tổ

⇒Không một nét buồn thương cho người đã khuất ⇒ hiện thực đau xót

b.Bức tranh xã hội thượng lưu

-Bức tranh hiện thực về một xã hội thượng lưu mất hết tình người

-Những con người đến với đám tang không phải để tiếc thương đưa tiễn mà:

    + Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: sung sướng vì có việc

    + Bạn bè cụ cố Hồng: có dịp để khoe khoang các loại râu ria cùng những huân huy chương

    + Sư cụ Tăng Phú: sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe vì thế nào cũng có người nhận ra rằng sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật giáo

    + Hàng phố: đám ma đi đến đâu huyên náo đến đấy, cả phố nhốn nháo khoe đám ma to, thiên hạ chỉ chu ý vào những kiểu quần áo tang...

⇒Không một ai thực sự tiếc thương cho sự ra đi của người đã mất, đây là những con người không một chút hiếu nghĩa, mất hết tình người

-Cảnh đám tang được thực hiện đủ loại ta Tây, Tàu như một đám rước ⇒ hiện thực về sự tiếp thu văn hóa một cách nhố nhăng

⇒Vũ Trọng Phụng phơi bày hiện thực của xã hội lúc bấy giờ là mất đi trật tự tôn ti, xã hội bị đảo lộn bởi những con người tham lam, bỉ ổi, họ bì bần cùng hóa về mặt đạo đức và trong cách sống

3.Giá trị tố cáo

-Dựng lên bức tranh về gia đình thượng lưu ⇒ Vũ Trọng Phụng tố cáo sự thờ ơ của tình người, những con người vì đồng tiềm mà mất hết tình thân

-Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình mát hết tình thân ⇒ xã hội thượng lưu không có tình người ⇒ sự phê phán, châm biếm mạnh mẽ, gay gắt

-Cảnh đám ma được thực hiện như một đám hội, đám rước với sự pha trộn Ta, Tây, Tàu lố lăng ⇒ tố cáo xã hội tiếp thu một cách thiếu suy nghĩ những giá trị văn hóa ⇒ xã hội suy đồi về mặt đạo đức và văn hóa\

-Giá trị tố cáo được thể hiện thông qua ngòi bút trào phúng vừa sâu cáy, vừa thấm thía

-Nét nghệ thuật tiêu biểu làm nên giá trị hiện thực và tố cáo trong tác phẩm: nghệ thuật trào phúng, bút pháp hiện thực,…

-Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị tố cáo là một trong những yếu tố tiêu biểu làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm Số đỏ nói chung

shoppe