Đăng ký

Ngữ văn 10: Dàn ý phân tích Độc tiểu thanh ký của Nguyễn Du kèm gợi ý

3,967 từ

PHÂN TÍCH ĐỘC TIỂU THANH KÍ

    Độc Tiểu Thanh kí là một trong những sáng tác bằng chữ Hán thành công của đại thi hào Nguyễn Du . Bài thơ là tiếng lòng đồng cảm của ông với những con người tài hoa nhưng gặp nhiều gian truân, bạc mệnh và cũng là thái độ căm phẫn với xã hội phong kiến không coi trọng tài hoa của con người. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài phân tích Độc Tiểu Thanh Kí để hiểu rõ hơn về tác phẩm.

Phân tích độc tiểu thanh ký của Nguyễn Du- CungHocVui

Phân tích độc tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du

Mở bài phân tích độc tiểu thanh ký 

      Nguyễn Du (1766 – 1820) tên tự là Tố Như, ông là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạc, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là “Đại thi hào dân tộc”. Sự nghiệp sáng tác của ông gồm nhiều tác phẩm có giá trị được viết bằng cả chữ Nôm và chữ Hán. “Đọc Tiểu Thanh kí” hay “Độc tiểu thanh kí” là một trong những tác phẩm tiêu biểu bằng chữ Hán của Nguyễn Du. Tác phẩm là tiếng nói đồng cảm của ông với số phận khốn khổ của những người phụ nữ phong kiến bị áp bức bởi xã hội Nam quyền.

Xem thêm:

Độc tiểu thanh ký: Nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích tác phẩm

Thân bài phân tích độc tiểu thanh ký

Hai câu đề: Hình ảnh nhà thơ khoảnh khắc bắt gặp tiếng lòng của Tiểu Thanh.

                                              Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư

                                              Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

                                              (Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang

                                              Thổn thức bên song mảnh giấy tàn).

      Ngay từ hai cầu đề đàua bài thơ, tác giả đã sử dụgn thủ pháp đối lập trong hình ảnh thơ gợi lên không gian đối lập giữa quá khứ với hiện tại: Tây Hồ hoa uyển ( vườn hoa bên Tây Hồ) – Thành khư ( gò hoang). Động từ Hán Việt “tẫn” mang nghĩa tận cùng, triệt để, không còn chút tàn dư.

      Chỉ qua hai câu thơ, Nguyễn Du đã thành công trong việc gợi lên sự tàn khốc của thời gian cũng như sự biến đổi của cuộc sống khi hóa cảnh đẹp nơi Tây Hồ trở thành nơi lạnh lẽo, heo hút chốn gò hoang. Câu thơ vừa mang ý tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Tây Hồ - một trong những thắng cảnh của Trung Hoa nơi nàng Tiểu Thanh lặng lẽ duy trì cuộc sống nay lại vì thời gian tàn phá mà không còn một vết tích của mỹ cảnh ngày xưa, trở thành gò hoang lạnh lẽo. Sự biến thiên liên tục của tạo hóa, thay đổi liên tục của thế thái nhân tình cũng gợi lên niềm xúc động, chua xót nơi nhà thơ.

      Trong hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng từ ngữ rất khéo léo. Cụ thể, “Độc điếu” mang đến cảm giác cô đơn, một mình và “Nhất chỉ thư” mang nghĩa là một tập sách. Việc sử dụng trên đã giúp câu thơ mang gợi cảm giác buồn chán, tẻ nhạt khi sự xuất hiện của con người lại trở nên cô độc, trơ trọi. Hai từ “ độc điếu” như kết tinh hết những nỗi buồn, sự đơn độc. Thổn thức bên song cửa với những mảnh giấy tàn viết nên tiếng lòng dang dở bầu bạn càng bộc lộ giá trị của những người phụ nữ phong kiến bị chà đạp đáng thương. Câu thơ bộc lộ được tiếng lòng đồng cảm của Nguyễn Du từ tận trong thâm tâm chứ không “ thổn thức” biểu lộ ra bên ngoài như bản dịch. Nguyễn Du đồng cảm với số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh đồng thời cũng là sự trân trọng, xót thương cho cuộc đời của nàng.

    Qua hai câu thơ trên, ta hiểu được phần nào số phận đáng thương của nàng Tiểu Thanh tượng trưng cho những người phụ nữ phong kiến sống cảnh vợ lẻ, có chồng nhưng mãi mãi chẳng được hạnh phúc trọn vẹn. Hai câu đề bộc lộ một nhân cách cao đẹp của nhà thơ xót thương trước số kiếp đơn độc, bất hạnh và cũng là niềm cảm thông khi bắt gặp tiếng lòng nàng Tiểu Thanh.

Hai câu thực: Lý giải cảm giác buồn thương, ngậm ngùi của hai câu đề

Phân tích tác phẩm Độc tiểu thanh ký- CungHocVui

Phân tích tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí  

                                              Chi phấn hữu thần liên tử hậu

                                              Văn chương vô mệnh lụy phần dư

                                              ( Son phấn có thần chôn vẫn hận

                                              Văn chương không mệnh đốt còn vương)

     Hai câu trên đã sử dụng nghệ thuật hoán dụ. Cụ thể hoán dụ son phấn là biểu trưng cho sắc đẹp, vẻ mỹ miều của người phụ nữ. Còn văn chương được hoán dụ để thể hiện tài năng, tri thức.

     Ngoài ra, cặp từ biểu cảm “ vẫn hận” , “ còn vương” chỉ những xót xa, đau đớn đến căm hận của xã hội đã chà đạp cả tài năng, sắc đẹp và cuộc đời nàng. Căm hận cuộc đời là thế nhưng những trang thơ cũng như linh hồn nàng vẫn còn vấn vương với trần thế, vẫn muốn để lại những điều đẹp đẽ còn sót lại cho hậu thế. 

     Những động từ mạnh “chôn”, “đốt” như bộc lộ sự ghen ghét, vùi dập của người vợ cả với nàng Tiểu Thanh vừa có tài vừa có sắc nhưng bạc mệnh.

   “Son phấn” và “văn chương” chẳng những biểu trưng cho tài hoa và sắc đẹp mà còn là những thứ bầu bạn, khi bị dày vò nỗi cả thể xác lẫn tâm hồn nàng sẽ gửi tiếng lòng mình vào những dòng thơ. Lên án xã hội phong kiến chẳng những không trân trọng những con người tài sắc ngược lại còn vùi dập thêm, khiến họ mãi mãi trở thành những con người tài hoa bạc mệnh. 

   Qua hai câu thơ trên ta có thể hiểu được một phần về triết lý những người phụ nữ phong kiến: tài hoa bạc mệnh, hồng nhan bạc phận,.. những con người vừa có tài vừa có sắc mãi mãi sẽ sống cuộc đời bất hạnh, gian truân.

   Hai câu thơ mượn vật để tả người, gắn cho những vật vô tri ấy số phận của con người. Tuy là những vật vô tri nhưng vẫn chịu kết cục đau thương như chủ nhân khi, thế nhưng dù bị chôn hay đốt, những thứ vô tri ấy vẫn bộc lộ sự căm phẫn và quyến tiếc cuộc đời thay Tiểu Thanh.  Lối nhân cách hóa đó tượng trưng cho sự xót xa của nhà thơ trước kết cục bi thảm của Tiểu Thanh. Xuất phát từ lòng đố kị, người vợ cả tượng trưng cho xã hội phong kiến luôn tìm cách vùi dập cả tài năng và sắc đẹp của những người phụ nữ tài sắc. Hai câu thơ gợi lên sự tàn nhẫn của xã hội phong kiến đồng thời biểu lộ tấm lòng thương người của Nguyễn Du. 

Hai câu luận: Cái nhìn khái quát của nhà thơ về xã hội phong kiến trước số phận nàng Tiểu Thanh

                                              Cổ kim hận sự thiên nan vấn

                                              Phong vận kỳ oan ngã tự cư

                                              ( Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

                                              Cái án phong lưu khách tự mang)

      “Cổ kim hận sự” được hiểu là nỗi hận muôn đời, từ xưa đến nay, mối hận truyền kiếp của những người tài hoa bạc mệnh. “Thiên nan vấn” có nghĩa là không thể trả lời, khó mà hỏi trời được.

     Nỗi hận ấy không chỉ của riêng Tiểu Thanh mà là nỗi hận từ “cổ” chí kim, nỗi hận muôn đời của những người tài hoa. Những uẩn khúc ấy vốn chẳng có câu trả lời mà đến hỏi trời cũng chẳng thể thấu. Câu thơ thể hiện sự đau đớn, phẫn uất của nhà thơ trước xã hội phong kiến đã dẫm đạp, dồn những con người tài hoa đến không còn đường lui. Câu thơ còn thể hiện sự bất lực, bế tắc của nhà thơ.

     Kì oan ở đây được hỏi là nỗi oan lạ lùng. Ngã là biểu hiện cho ta (bản thể cá nhân táo bạo). 

    Phân tích độc tiểu thanh ký, ta có thể thấy Nguyễn Du không còn đứng nhìn bên ngoài mà đã thật sự đồng điệu, hòa mình vào nỗi khổ của nàng Tiểu Thanh. Thể hiện tình cảm chân thành cũng như tầm vóc lớn lao của chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp. Ông đặt mình vào tình cảnh nàng Tiểu Thanh để nói lên tiếng nói nhân đạo, bộc bạch một cách chân thành khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi. Đó không chỉ là thông điệp của riêng Nguyễn Du mà còn là nỗi niềm của rất nhiều thi nhân bấy giờ.

Hai câu kết: Niềm suy tư của Nguyễn Du về thời thế

Phân tích tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí chi tiết- hay nhất- CungHocVui

Phân tích tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí qua hai câu kết

                                              Bất tri tam bách dư niên hậu

                                              Thiên hà hà nhân khấp Tố Như

                                              ( Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

                                              Người đời ai khóc Tố Như chăng)

     Câu hỏi tu từ là những trăn trở, suy tư của Nguyễn Du khóc nàng Tiểu Thanh và khóc cho chính mình.

     Khấp: khóc. Là một trong những cảm xúc mãnh liệt nhất của con người, bộc lộ đột ngột khó lòng kìm nén, khóc người rồi đến khóc mình. Đồng thời đó cũng là niềm băn khoăn liệu hậu thế không biết có ai sẽ khóc ông.

     Phân tích độc tiểu thanh ký, ta thấy nỗi cô đơn, nhạy cảm của thi sĩ được bộc lộ một cách tinh tế. Cảm thấy lạc lõng ở hiện tại và mong ngóng một tấm lòng trong tương lai. 

     Thi sĩ khóc cho nàng Tiểu Thanh ba trăm năm trước đồng thời viễn tưởng đến ba trăm năm sau, thi sĩ đơn độc ở hiện tại vẫn khát khao sự đồng cảm từ tương lai, khát khao tìm được tri âm, tri kỷ. Nhà thơ sử dụng tên chữ “ Tố Như” không để lưu danh sử sách mà là để thể hiện tấm lòng canh cánh cuộc đời. Đó là tiếng khóc đồng cảm của nhà thơ với nàng Tiểu Thanh cũng là tiếng khóc với chính mình. Bộc lộ sự bất mãn, căm phẫn xã hội phong kiến đã chà đạp những con người tài hoa nơi tài năng lại là điều khiến con người ganh ghét, hãm hại nhau.

Kết bài phân tích độc tiểu thanh ký

    “Độc Tiểu Thanh kí” là một trong những sáng tác bằng chữ Hán thành công của Nguyễn Du, đặc trưng cho phong cách văn thơ của ông đồng thời thể hiện rõ nét tính nhân văn của một nhà văn hóa lớn của dân tộc. 

     Trên đây là dàn ý chi tiết phân tích Độc tiểu thanh ký mà CungHocVui muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác giả, tác phẩm và đạt kết quả học tập tốt nhất.