Dàn ý Hình ảnh người phụ nữ xưa qua bài Bánh trôi nước và Thương vợ
Đề bài
Đề bài: Hình ảnh người phụ nữ thời xưa qua các bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và Thương vợ và Trần Tế Xương
Hướng dẫn giải
-Giới thiệu hình tượng người phụ nữ xưa đã đi vào thơ văn của rất nhiều tác giả trung đại …Trong đó nổi bật là hình tượng người phụ nữ trong thơ của hai tác giả: Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương
-Hai bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương đã thể hiện rõ nét vẻ đẹp và số phận của hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa
1.Nhưng người phụ nữ trong xã hội xưa phải chịu số phận vất vả, lênh đênh lận đận
a.Số phận của một người vợ vất vả lam lũ nuôi chồng nuôi con (Thương vợ)
-Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”
⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định, bà không những phỉ nuôi còn mà phải nuôi chồng
-Sự vất vả, lam lũ được thể hiện trong sự bươn chải khi làm việc:
+”Lặn lội thân cò”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
+ Eo sèo… buổi đò đông: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc
⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú : Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.
-Năm nắng mười mưa: số từ phiếm chỉ số nhiều
⇒ Sự vất vả lam lũ, cực nhọc của Bà Tú
b.Số phận của người phụ nữ với số phận lênh đênh không tự quyết định số phận mình( Bánh trôi nước)
-“Bảy nổi ba chìm” : Thành ngữ phản ánh cuộc đời lênh đênh, sóng gió của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
-Số phận phải chịu một lần chìm nổi đã đủ lận đận, ở đây sử dụng “bảy”, “ba” càng làm tăng sự éo le trong số phận của những người phụ nữ
-“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”: Thể hiện rõ nét nhất việc không thể tự quyết định số phận mình của những người phụ nữ, số phận họ phải phụ thuộc vào những người đàn ông, vào lễ giáo phong kiến
⇒Thân phận bị phụ thuộc, không có quyền tự quyết định số phận của mình
2.Tuy phải chịu số phận éo le nhưng ở họ toát lên những vẻ đẹp đáng quý, đáng trọng
a.Vẻ đẹp về hình thức
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”: Vẻ đẹp hình thức đáng trân trọng
+ Hai vế tiểu đối (trắng-tròn) vẻ đẹp tạo hóa đáng trân trọng, vẻ đẹp duyên dáng
⇒ Làm nên cái nữ tính đáng yêu của người phụ nữ: vẻ đẹp đáng được nâng niu.
- Câu thơ ánh lên niềm tự hào muôn thửa của phái đẹp qua cách sử dụng cặp quan hệ từ: Vừa- vừa.
- Thân em: cách nói quen thuộc trong ca dao, đậm đà màu sắc dân gian.
b.Vẻ đẹp về phẩm chất
•Phẩm chất của một người vợ, người mẹ trong Thương vợ
-Tuy hoàn cảnh éo le vất vả, nhưng bà Tú vẫn chu đáo với chồng con :
+ “nuôi đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu
⇒Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.
+ “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, không than vẫn
+ “dám quản công”: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.
⇒Cuộc sống vất vả gian truân nhưng càng làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú
⇒Đó cũng là vẻ đẹp chung cho nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến
•Phẩm chất thủy chung của người phụ nữ trong Bánh trôi nước
-“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”: Phẩm chất thủy chung son sắt
+ “Tấm lòng son”: Tấm lòng son sắt, thủy chung trước sau như một của người phụ nữ
+ “vẫn”: dù số phận ra sao vẫn luôn giữ tấm lòng trinh tiết
3.Nghệ thuật thể hiện thành công hình tượng người phụ nữ trong hai tác phẩm
-Ngôn ngữ thơ bình dị
-Lấy ý tứ từ ca dao tục ngữ, vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo.
- Việt hóa thơ Đường
-Khẳng định lại: Thông qua hai tác phẩm, những người phụ nữ trong xã hội xưa hiện với số phận dù lận đận những vẫn mang trong mình vẻ đẹp đáng quý
-Trình bày cảm nghĩ bản thân và liên hệ tới hình tượng người phụ nữ trong xã hội ngày nay