Câu cầu khiến- soạn văn 8
Câu 1. Xét các câu sau đây và trả lời câu hỏi.
a) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
(Bánh chưng, bánh giầy)
b) Ông giáo hút trước đi.
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
- Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu nghi vấn?
- Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.
- Các từ “hãy” (có ở câu a), “đi” (có ở câu b), “đừng” (có ở câu c) là cốc dấu hiệu của câu cầu khiến.
- Ở câu a, chủ ngữ bị lược bỏ. (Đây là lời của người trên nói với ng$ dưới có ý bảo ban hoặc ra lệnh).
- Ở câu b, chủ ngữ là “ông giáo”. (Đây là lời nói tỏ ý tôn trọng người đương nghe).
- Ở câu c, chủ ngừ là chứng ta. (Đây là lời bàn bạc bình thường).
Thử thêm, bớt hoặc thay đổi hình thức chủ ngừ cùa các câu trên:
a) "Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”. Ý nghĩa của câu không đổi mà lời yêu cầu trở nên gần gũi thân thương hơn.
b) “Hút trước đi”. Ý cầu khiến của câù 8ẽ mạnh hơn và cách nói này có vẻ sỗ sàng, trịch thượng hơn.
c) "Này, các cậu đừng làm gì nữa, xem lào Miệng có sống được không?” Trong trường hợp đổi chủ ngừ, chúng ta thành các cậu thì người nói đã đứng ở ngoài nhóm, không tham gia vào chuyện “đừng làm gi nừa”. Như vậy là ý nghĩa của câu đã có thay đổi.
Câu 2. Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.
a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:
- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:
- Đưa tay cho tôi mau!
Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:
- Cầm lấy tay tôi này!
Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].
(Theo Ngữ văn 6, tập một)
a) Câu cầu khiến: "Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi!”
b) Câu cầu khiến: "Các em đừng khóc”
c) Câu cầu khiến: "Đưa tay cho tôi mau!”, “Cầm lấy tay tôi này!”.
Nhận xét: Sự khác nhau về hình thức' biểu hiện ý nghĩa giữa các câu đó thể hiện ở chồ: ở câu a,. từ thòi được dặt ngay ở đầu câu tỏ ra ra lệnh một cách gay gắt. ơ câu b, từ đừng được đặt ở giữa câu tỏ ý khuyên nhủ một cách nhẹ nhàng, ơ câu c, các từ đưa và mau đặt ở đầu câu và cuối câũ tỏ ý khẩn trương, cấp bách. Ớ câu c, từ cầm và này đặt ở đầu câu và cuối câu tỏ ý đề nghị một cách bình thường.
Câu 3. So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a) Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
b) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Câu a lược bỏ chủ ngữ.
Câu b có chủ ngữ thầy em.
Trong hai câu này nên dùng chủ ngữ thầy em (như ở câu b) để tỏ thái độ dịu nhẹ, ân cần.
Câu 4. Xét đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Dế Choắt nói với Dế Mèn câu trên nhằm mục đích gì? Cho biết vì sao trong lời nói với Dế Mèn, Dế Choắt không dùng những câu như:
- Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!
- Đào ngay giúp em một cái ngách!
Dế Choắt nói với Dế Mèn câu đã nêu nhằm mục đích nhờ vả Tô Hoài không viết: “Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bèn nhà anh" vì câu này có ý như bắt buộc người nghe phải thực hiện công. việc. Tô Hoài càng không thể viết: "Đào ngay giúp em một cái ngách!” vì câu này đã có tính chất ra lệnh không còn là một lời van xin đề nghị mà Dế Choắt là kẻ ôm yếu, bệnh hoạn chỉ có thể năn nỉ van xin Dế Mèn. Hai tiếng “hay là” tỏ ý rụt rè, do dự, ngần ngại khi đưa ra lời đề nghị.
Câu 5. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường, con vào lớp Một. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con! Hãy can đảm lên! Thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
(Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)
Câu “Đi đi con !” trong đoạn trích trên và câu “Đi đi con.” (lời của nhân vật người mẹ trong phần cuối của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê – xem thêm mục I.1.b (tr.30) trong SGK) có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
Câu “Đi đi con!” ở đoạn này và câu “Đi thôi con” ở mục I.l.b. (trang 30) SGK Ngữ vãn 8 tập hai không thể thay thế cho nhau được vì câu “Đi di con” là lời khích lệ để đứa con can đảm, mạnh dạn bước vào lớp học; còn câu “Đi thôi con” là lời nói vừa giục giã vừa an ủi.