Đăng ký

Cân bằng nội môi Sinh học 11

Cân bằng nội môi Sinh học 11

Bài viết hôm nay Cunghocvui xin giới thiệu với các bạn về lý thuyết bài tiết và cân bằng nội môi!

I. Cân bằng nội môi là gì?

- Là quá trình duy trì khả năng cân bằng và đảm bảo cho các quá trình trong cơ thể diễn ra bình thường và ổn định. Chính vì vậy, khi mất cân bằng nội môi thì các quá trình diễn ra sẽ bị rối loạn và gây ra những kích ứng và biểu hiện có hại cho cơ thể.

II. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi

Môi trường trong duy trì được sự ổn định là nhờ cơ thể có các cơ chế duy trì cân bằng nội môi.

Sơ đồ cân bằng nội môi

Để quá trình diễn ra một cách bình thường cần có sự hình thành và cấu tạo bởi các chất tiếp nhận tham gia vào quá trình và sự tham gia điều khiển của bộ phận trực tiếp thực hiện.

Ví dụ, khi huyết áp tăng lên quá cao thì tim giảm nhịp và giảm lực co bóp làm cho huyết áp trở về bình thường.

Vai trò của gan:

- Gan có vai trò quan trọng trong điều hòa nồng độ của nhiều chất trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.

- Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm (do uống quá nhiều nước làm dư thừa nước…), thận tăng thải nước, nhờ đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.

- Thận thải các chất thải (urê, crêatin…) qua đó duy trì áp suất thẩm thấu.

Hướng dẫn lời giải cân bằng nội môi 

III. Vai trò của cân bằng nội môi

- Các tế bào trong cơ thể hoạt động trong môi trường pH nhất định. Những biến động của pH nội môi đều có thể gây ra những thay đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, của cơ quan, thậm chí gây tử vong cho động vật và người.

- Trong máu có các hệ đệm chủ yếu sau đây:

   + Hệ đệm bicacbonat : \(H_2CO_3/NaHCO_3\)

   + Hệ đệm phôt phat : \(NaH_2PO_4/NaHPO_4^-\)

   + Hệ đệm prôtêinat (prôtêin)

Trong số các hệ đệm, hệ đệm prôtêinat là hệ đệm mạnh nhất.

Trên đây là toàn bộ kiến thức mà Cunghocvui muốn chia sẻ để giúp các bạn làm rõ về khái niệm mất cân bằng nội môi!

shoppe