Các công thức Con lắc lò xo treo thẳng đứng học sinh không nên bỏ qua
Các công thức con lắc lò xo treo thẳng đứng:
Gọi \(l_o\): Chiều dài tự nhiên của lò xo
\(\Delta l\): Độ dãn của lò xo khi vật ở VTCB
\(l_b\): Chiều dài của lò xo khi vật ở VTCB
=> \(l_b = l_o + \Delta l\)
Khi vật ở VTCB:
\(F_{đh}=P\)
=> \(k \Delta l= mg\)
\(\omega = \sqrt{\dfrac{k}{m}} = \sqrt{\dfrac{g}{\Delta l}}\)
Chu kì của con lắc:
\(T = 2 \pi \sqrt{\dfrac{m}{k}} =2 \pi \sqrt{\dfrac{\Delta l}{g}} \)
Chiều dài của lò xo ở li độ x: \(l = l_b + x\)
-> Chiều dài cực đại
( Khi vật ở vị trí thấp nhất) \(l_{max} = l_b + A\)
-> Chiều dài cực tiểu
( Khi vật ở vị trí cao nhất) \(l_{min}=l_b-A\)
=> \(A = \dfrac{l_{max}-l_{min}}{2}\)
\(l_b = \dfrac{l_{max}+l_{min}}{2}\)
- Lực đàn hồi của lò xo ở li độ x:
\(F_{đh}= k( \Delta l + x)\)
- Lực đàn hồi cực đại:
\(F_{đhmax}= k( \Delta l+A)\)
- Lực đàn hồi cực tiểu
\(F_{đhmin}=k( \Delta l -A) \ nếu \ \Delta l >A\)
\(F_{đhmin}=0 \ nếu \ \Delta l \leq A\)
- Lực hồi phục:
Là lực tổng hợp tác dụng lên vật ( có xu hướng đưa vật về VTCB )
Độ lớn: \(F_{hp}= | kx|\)
=> Lực hồi phục cực đại: \(F_{hp}= | kA|\)
Lưu ý: Trong các công thức về lực mà năng lượng thì A, x , \(\Delta l\) có đơn vị là (m)