Đăng ký

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 9

Ở bài viết này Cunghocvui sẽ gửi đến các bạn học lý thuyết sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 9, cùng với các bài tập trắc nghiệm bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hay nhất. Hãy cùng đi vào bài viết ngay nhé!

A. Lý thuyết

I. Nguyên tắc sắp xếp

Trong "Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học" việc sắp xếp các nguyên tố sẽ theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

II. Cấu tạo bảng tuần hoàn

1. Ô nguyên tố

- Dữ liệu ô nguyên tố cho biết bao gồm: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.

- Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử.

2. Chu kì

- Khái niệm: Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần được gọi là chu kì.

- Số chu kì sẽ bằng với số electron.

Ví dụ: Chu kì 2 gồm có 8 nguyên tố đi từ Liti (Li) đến Neon (Ne), có hai lớp electron trong nguyên tử. Như vậy điện tích hạt nhân sẽ tăng dần từ Li (+2) đến Ne (+10)

3. Nhóm

- Các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, có tính chất tương tự nhau thì được gọi là Nhóm.

- Số thứ tự của các nhóm A bằng với số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử trong nhóm đó.

Ví dụ: Nhóm 1

  • Các nguyên tố có trong nhóm 1 là các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh. Nguyên tử của chúng có điểm chung là đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
  • Điện tích hạt nhân tăng từ Li (+3) đến Fr (87+)

III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

1. Trong một chu kì.

- Ở lớp ngoài cùng, số electron của nguyên tử sẽ tăng dần từ 1 đến 8 electron.

- Tính kim loại các nguyên tố giảm dần,đồng thời tính phi kim sẽ tăng dần lên.

Ví dụ: Chu kì 2 có 8 nguyên tố

  • Ở lớp ngoài cùng, số electron của các nguyên tố sẽ tăng dần từ 1 đến 8
  • Ở đầu chu kì tính kim loại sẽ mạnh, ở cuối chu kì tính phi kim mạnh.

2. Trong một nhóm

Khi đi từ trên xuống dưới trong một nhóm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì số electron trong nguyên tử sẽ tăng dần, tính kim loại của các nguyên tố sẽ có sự tăng dần, đồng thời khi đó tính phi kim của các nguyên tố cũng có sự giảm dần.

Ví dụ: Nhóm 1 gồm có sáu nguyên tố từ Li đến Fr

  • Số lớp electron tăng dần từ 2 đến 7
  • Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử đều bằng 1
  • Các nguyên tố thuộc nhóm 1 trên sẽ có tính kim loại tăng dần. Nguyên tố nằm ở đầu nhóm là kim loại hoạt động mạnh, các nguyên tố nằm ở cuối nhóm là các kim loại hoạt động rất mạnh

IV. Ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Có thể biết được vị trí của nguyên tố, từ đó suy đoán ra cấu tạo ra nguyên tử và tính chất của nguyên tố.

- Ví dụ: Cho một nguyên tố A được biết trước các dữ liệu sau: số hiệu nguyên tử bằng 17, thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. Yêu cầu đưa ra là cần phải cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất nguyên tố A và so sánh với các nguyên tố ở bên cạnh.

=> Lời giải:

(1) Số hiệu nguyên tử của nguyên tố A bằng 17, vậy điện tích hạt nhân của nguyên tử A là 17+, nguyên tử của nguyên tố A là 17 electron.

(2) Nguyên tố A thuộc chu kì 3 và nhóm VIIA, vậy nguyên tử A có 3 electron và có 7e ở lớp ngoài cùng.

(3) Vì nằm ở nhóm VIIA (gần cuối chu kì 3) nên nguyên tố A có tính phi kim mạnh. Tuy nhiên tính phi kim của A sẽ yếu hơn các các nguyên tố phía trên cùng nhóm với nó là Flo (F)  - số hiệu nguyên tử là 9, nhưng lại mạnh hơn nguyên tố trước nó trong cùng chu kì 3 là Lưu huỳnh (S) - số hiệu nguyên tử là 16 và nguyên tố đứng dưới cùng nhóm là Brom (Br) - số hiệu nguyên tử là 35.

- Kết luận: Chỉ cần biết vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn là ta có thể biết hay suy đoán được cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố đó. Ngoài ra có thể so sánh được với những nguyên tố lân cận về tính kim loại và phi kim.

2. Có thể suy đoán được vị trí và tính chất nguyên tố đó.

- Ví dụ: Cho trước dữ liệu của nguyên tố X: điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố X?

=> Lời giải:

(1) Vị trí: Vì có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron và 1 electron ngoài cùng nên nguyên tố X ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA.

(2) Tính chất: Nguyên tố X có đầy đủ tính chất của một kim loại vì nằm ở đầu chu kì.

- Kết luận: Để biết được vị trí, tính chất của một nguyên tố thì ta có thể dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

B. Bài tập trắc nghiệm bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Câu 1: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là 29. Hỏi rằng M thuộc nhóm nào trong bảng nguyên tố hóa học?

A. IIA

B. IA

C. IIB

D. IB

=> Đáp án đúng: D

Câu 2: Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố A, B, C lần lượt là 4, 8. 16 và 25. Hỏi rằng đâu là đáp án đúng khi nói về vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn?

A. Số hiệu nguyên tử 25 thuộc chu kì 4 và nhóm V

B. Số hiệu nguyên tử 16 thuộc chu kì 16 và nhóm VI

C. Số hiệu nguyên tử 8 thuộc chu kì 2 và nhóm IV

D. Số hiệu nguyên tử 4 thuộc chu kì 2 và nhóm IV

=> Đáp án đúng: B

Câu 3: Cho dữ liệu của nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm IVA. Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố M bằng bao nhiêu?

A. 14

B. 16

C. 33

D. 35

=> Đáp án đúng: A

Câu 4: L và M là hai nguyên tố nằm trong bảng tuần hoàn hóa học, lớp ngoài cùng đều là \(ns^2\). Chọn phát biểu đúng nhất về L và M ở dưới đây?

A. Vì có lớp ngoài cùng đều là \(ns^2\) nên L và M đều có 2 electron.

B. L và M đều là những nguyên tố thuộc lớp s

C. L và M nằm trong cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn.

D. L và M đều là kim loại.

=> Đáp án đúng: A

Câu 5:  Nhóm A trong bảng tuần hoàn đều có hai nguyên tố X và Y,  chúng cùng thuộc một chu kì. Biết rằng X là kim loại, còn Y là phi kim. X và Y còn có tổng số electron hóa trị bằng 8. Chọn phát biểu đúng nhất?

A. X là Nhôm (Al), còn Y là Clo (Cl)

B. X là Selen (Se), còn Y là Kẽm (Zn)

C. X và Y đều là những nguyên tố thuộc cùng nhóm IVA

D. X và Y có thể tạo thành hợp chất có công thức hóa học là XY.

=> Đáp án đúng: D

Câu 6: Trong nhóm A sẽ gồm mấy nguyên tố, tên các nguyên tố đó?

A. 1 - Nguyên tố p

B. 2 - Nguyên tố s

C. 2 - Nguyên tố d và Nguyên tố f

D. 2 - Nguyên tố s và Nguyên tố p

=> Đáp án đúng: D

Câu 7: Khi sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn thì:

(1) Các nguyên tố sẽ được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử

(2) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị thì sẽ được sắp xếp vào một cột.

(3) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tố đó.

(4) Các nguyên tố có cùng lớp electron nguyên tử thì sẽ được sắp xếp vào cùng một hàng.

Hỏi rằng có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

=> Đáp án đúng: B

Câu 8: Chỉ ra phát biểu không đúng?

A. Các nguyên tố trong một chu kì được sắp xếp theo chiều khối lượng của nguyên tử tăng dần

B. Trong một chu kì các nguyên tố có số lớp electron bằng nhau

C. Các nguyên tố trong cùng chu kì sẽ được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần

D. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị sẽ là các nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm.

=> Đáp án đúng: A

Câu 9: Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự ô nguyên tố sẽ cho biết dữ liệu gì?

A. Số hiệu nguyên tử

B. Số khối

C. Số electron hóa trị

D. Số notron

=> Đáp án đúng: A

Câu 10: Số chu kì nhỏ và chu kì lớn trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố là?

A. 3 và 3

B. 4 và 4 

C. 3 và 4

D. 4 và 3

=> Đáp án đúng: C

Câu 11: Nguyên tố X có Z = 27. Hãy cho biết vị trí của nguyên tử trong bảng tuần hoàn?

A. Chu kì 4 - Nhóm VIIIB

B. Chu kì 4 - Nhóm VIIB

C. Chu kì 3 - Nhóm IIB

D. Chu kì 4 - Nhóm IIA

=> Đáp án đúng: A

Câu 12: Hãy cho biết X và Y có tên nguyên tố là gì? Biết rằng X và Y là hai nguyên tố ở hai nhóm A kế tiếp nhau và có tổng điện tích dương bằng 23, thuộc cùng một chu kì.

A. Na và F

B. Si và F

C. O và P

D. Na và Mg

=> Đáp án đúng: D

Xem thêm >>> Tính chất hóa học của kim loại chuẩn nhất

                         Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Bài tập SGK

Trên đây là những kiến thức sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 9 mà Cunghocvui muốn gửi đến cho các bạn, nếu có bất kỳ ý kiến thắc mắc về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học bài tập hãy để lại ở phía bên dưới comment nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3