Đăng ký

Bài 6 trang 33 - Sách giáo khoa Hóa 9

Đề bài

Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 g \(CaCl_2\) với 70 ml dung dịch có chứa \(AgNO_3\).

a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.

c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.

Hướng dẫn giải

a. Hiện tượng quan sát được và phương trình hóa học .

Tạo ra kết tủa trắng AgCl.

\(CaCl_2\)               +         \(2AgNO_3\)       \(\rightarrow\)          \(2AgCl \downarrow\)   +       \(Ca(NO_3)_2\)

0,005mol                  0,01mol                      0,01mol               0,005mol

b. Khối lượng chất rắn sinh ra

   \(n_{CaCl_2}\) = 2,22 : ( 40 + 71 ) = 0,02 (mol)

  \(n_{AgNO_3}\) = 1,70 : 170 = 0,01 (mol)

Chất phản ứng hết là \(n_{AgNO_3}\) , số mol AgCl = 0,01

\(\Rightarrow\) \(m_{AgCl}\) = 143,5 x 0,01 = 1,435 (g)

  Số liệu bài đã cho chính xác đến 0,01g cho nên cần làm tròn số liệu đã tính toán.

Khối lượng \(n_{AgNO_3}\) thu được \(\approx\) 1,44 (g)

c. Tính nồng độ mol/l của chất còn lại trong dung dịch

  Để giải được ý (c) phải chấp nhận sai số. Khi trộn 2 dung dịch, thể tích chung thườn không phải là phép tính cộng 2 thể tích của 2 dung dịch đầu. Thể tích chung có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tổng thế tích đầu . Trong bài tập này ta chấp nhập một cách gần đúng thể tích chung bằng tổng thể tích của hai chất ban đầu.

\(n_{CaCl_2} \) còn lại sau phản ứng = 0,02 - 0,005 = 0,015 (mol)

V = 0,07 + 0,03 = 0,1 (l)

\(C_{M_{CaCl_2}} = 0,015 : 0,1 = 0,15 (M)\)

\(n_{Ca(NO_3)_2}\) = 0,005 (mol)

\(\Rightarrow C_{M_(NO_3)_2}\) = 0,005 : 0,1 = 0,05 (M)

shoppe