Tìm hiểu về cách xét tuyển học bạ 2019

Trong mùa tuyển sinh 2019, bên cạnh kết quả thi THPT quốc gia, xét tuyển học bạ cũng là phương án của nhiều trường ĐH, Cao đẳng trong cả nước. Xét tuyển học bạ như thế nào, hồ sở xét tuyển học bạ gồm những gì là câu hỏi mà nhiều thí sinh thắc mắc. 

Xét tuyển học bạ THPT là gì?

Xét tuyển học bạ là phương thức tuyển sinh đại học dựa trên kết quả điểm của 3 năm học THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn để xét tuyển. Phương thức này mới, tạo điều kiện cho thí sinh giảm bớt áp lực ôn tập, thi cử. Đây cũng là cơ hội lớn với các học sinh có kết quả học tập cấp 3 tốt rộng đường bước vào cánh cửa đại học.

Một số trường Đại học có xét tuyển học bạ năm 2019 (bên cạnh nhiều phương thức tuyển sinh khác):

  • Khu vực TP. HCM: 

  + ĐH Kinh tế TP. HCM

  + ĐH Sư phạm TP. HCM

  + ĐH Văn Lang

  + ĐH Kinh tế Tài Chính TP. HCM

Xem đầy đủ danh sách các trường ĐH xét học bạ khu vực TP.HCM TẠI ĐÂY

  • Khu vực Hà Nội: 

  + ĐH Sư phạm Hà Nội

  + ĐH Lâm nghiệp

  + Học viện Tài chính

  + ĐH Giao thông Vận tải 

Xem đầy đủ danh sách các trường ĐH xét học bạ khu vực Hà Nôi TẠI ĐÂY

Xét tuyển học bạ như thế nào?

Tùy từng trường Đại học lại có cách thức xét tuyển học bạ riêng. Thí sinh cần tham khảo kỹ thông tin của từng trường trước khi quyết định.  

Chẳng hạn: 

  • ĐH Ngoại thương Hà Nội dùng 4 phương thức xét tuyển, trong đó có kết hợp chứng chỉ quốc tế với kết quả học tập 3 năm THPT. Chỉ học sinh các lớp chuyên của trường chuyên, có điểm trung bình học tập chung ba năm THPT từ 8 trở lên, có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đạt yêu cầu trường đề ra và một số tiêu chuẩn điểm học tập, hạnh kiểm... mới đủ điều kiện xét tuyển.
  • ĐH Luật TP. HCM xét điểm học bạ 6 học kỳ THPT của 3 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển
  • ĐH Thủy lợi Hà Nội tuyển thẳng thí sinh có học lực loại giỏi 3 năm lớp 10, 11, 12 và tốt nghiệp THPT năm 2019.

Nhìn chung cách xét tuyển của từng trường có quy định riêng nhưng có khá nhiều điểm chung như: 

  • Điểm trung bình học tập cả 3 năm học THPT hoặc kết quả học tập năm lớp 12 hoặc 4 - 5 học kỳ trên 6.0.
  • Ưu tiên có điểm cộng, khuyến khích có giải tỉnh trở lên.
  • Phải đảm bảo điều kiện tốt nghiệp THPT (không giới hạn năm tốt nghiệp) hoặc tương đương.

Hồ sơ xét tuyển học bạ gồm những gì? 

1.  Đơn đăng ký xét tuyển (Có mẫu của từng trường)

2. Học bạ THPT (bản sao có chứng thực)

3. Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản sao có chứng thực)

4. Chứng minh thư nhân dân (bản sao có chứng thực)

5. Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)

6. Phong bì dán sẵn tem và ghi đầy đủ địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển

7. 04 ảnh 3x4

8. Lệ phí xét tuyển (tùy từng trường)

Các thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển học bạ bằng đường bưu điện hoặc đến trực tiếp các địa điểm nhận hồ sơ của trường. 

Phương thức xét tuyển học bạ và xét tuyển nguyện vọng hoàn toàn không ảnh hưởng lẫn nhau. Sĩ tử có thể đăng ký xét tuyển học bạ vào một trường dù không đăng ký nguyện vọng vào trường đó. Thời gian xét tuyển học bạ cũng linh động, tùy thuộc vào mỗi trường. Hầu hết các trường chia làm 2 đợt nhận hồ sơ tuyển sinh: tháng 6 - tháng 8 và tháng 9 - tháng 11.

Có thể bạn quan tâm