Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sử năm 2021 số 8 (c...
- Câu 1 : Năm 1860, quân triều đình nhà Nguyễn không giành được thắng lợi trên chiến trường Gia Định do:
A. Quân ít.
B. Tinh thần quân triều đình sa sút.
C. Thiếu sư ủng hộ của nhân dân.
D. Không chủ động tấn công giặc.
- Câu 2 : Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức nào?
A. Đấu tranh vũ trang
B. Đấu tranh chính trị
C. Đấu tranh nghị trường
D. Bãi công của công nhân
- Câu 3 : Bộ phận nào trong giai cấp địa chủ phong kiến tham gia phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam?
A. Địa chủ.
B. Trung và tiểu địa chủ.
C. Tiểu địa chủ.
D. Trung và đại địa chủ.
- Câu 4 : Đặc điểm nào dưới đây không có trong cuộc cách mạng KHKT lần 1 và là đặc trưng của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2?
A. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ
B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn
C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
D. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
- Câu 5 : Điểm giống nhau về bản chất trong chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là gì?
A. Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới
B. Là cách Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu phản cách mạng
C. Là cách Mĩ thể hiện sức mạnh quân sự của Mĩ với thế giới
D. Là các chiến lược thí điểm các học thuyết mới của các tổng thống Mĩ
- Câu 6 : Thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị ở Việt Nam bằng cách
A. tách Việt Nam ra khỏi Lào và Cam-pu-chia.
B. chia Việt Nam thành 2 miền: miền Bắc và miền Nam.
C. chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì.
D. chia Việt Nam thành nhiều tầng lớp chính trị để dễ cai trị.
- Câu 7 : Nội dung nào không phải là mục tiêu của ta trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950?
A. Giam chân địch ở vùng rừng núi.
B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
C. Khai thông đường biên giới Việt Trung.
D. Mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
- Câu 8 : Hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập dần trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?
A. Hiệp ước Hác măng (1883)
B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
C. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
D. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
- Câu 9 : Trong thập niên 70 của thế kỉ XX xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là
A. xu thế hòa hoãn Đông – Tây.
B. Xu thế toàn cầu hóa.
C. Xu thế đơn cực.
D. Xu thế đa cực
- Câu 10 : Những tờ báo tiếng Pháp tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản tri thức được xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1925) ở Việt Nam là
A. “Hữu thanh”, “Tiếng dân”, “Đông Dương thời báo”.
B. “Chuông rè", “Tin tức”, “Nhành lúa".
C. “Tin tức”, “Thời mới”, “Tiếng dân”.
D. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Người nhà quê”.
- Câu 11 : Từ thập niên 60 của thế kỉ XX trở đi, ở Châu Á xuất hiện bốn con rồng kinh tế là
A. Hàn Quốc, Triều Tiên, Singapo, Malaisia.
B.Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Hồng Kông.
C. Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Malaisia.
D. Trung Quốc, Đài Loan, Singapo, Malaisia.
- Câu 12 : Mục đích lớn nhất của "Chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động là
A. ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
B. buộc các nước tư bản phương Tây lệ thuộc vào Mĩ
C. phô trương sức mạnh kinh tế và tiềm lực quốc phòng của Mĩ
D. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới
- Câu 13 : Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương được xác định trong chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là
A. Đế quốc Pháp
B. Đế quốc Pháp và tay sai
C. Phát xít Nhật
D. Phát xít Nhật và tay sai
- Câu 14 : Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ là giai cấp nào?
A. Giai cấp vô sản
B. Liên minh công nhân và nông dân
C. Liên minh giai cấp vô sản và tư sản
D. Giai cấp tư sản dân tộc
- Câu 15 : Sự kiện đánh dấu việc tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mỹ và Liên Xô là
A. Sự ra đời của khối NATO (1949).
B. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Sự ra đời của học thuyết “Truman” và cuộc “Chiến tranh lạnh” bắt đầu (3-1947).
D. Sự phân chia khu vực đóng quân giữa Mỹ và Liên Xô tại Hội nghị Ianta (2-1945).
- Câu 16 : Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng ngoại so với chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN có điểm gì khác?
A. Nhằm phát triển đồng bộ các ngành kinh tế.
B. Nhằm công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.
C. Nhằm công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu
D. Nhằm công nghiệp hóa đất nước.
- Câu 17 : Thắng lợi nào của nhân dân ta đã chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
A. Chiến thắng An Lão (1965).
B. Chiến thắng Bình Giã (1964).
C. Chiến thắng Ấp Bắc (1963).
D. Phong trào "Đồng khởi" (1960).
- Câu 18 : Nội dung nào phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Nạn đói, nạn đốt, hạn hán và lũ lụt.
B. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách
C. Quân Pháp tấn công Nam Bộ
D. Nạn đói, nạn đốt, khó khăn về tài chính, thù trong giặc ngoài
- Câu 19 : "Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng Hòa Dân quốc Việt Nam” là tôn chỉ của
A. Việt Nam quang phục hội
B. Hội Duy Tân
C. Phong trào Đông Du
D. Đông Kinh nghĩa thục
- Câu 20 : Sự kiện nào đánh dấu mốc mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
C. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới
D. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi
- Câu 21 : Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập tháng 6/1945 bao gồm các tỉnh nào?
A. Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
B.Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên.
C. Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
D. Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên.
- Câu 22 : Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn 1919-1939?
A. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập
B. Chủ nghĩa Mác-Lê Nin được truyền bá vào Trung Quốc
C. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên Bắc Kinh
D. Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4-5-1919
- Câu 23 : Tại sao Đông Khê được chọn làm điểm nổ súng mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?
A. Đông Khê là nơi tập trung cao nhất binh lực của thực dân Pháp trên tuyến phòng thủ đường 4
B. Đông Khê là vùng đông dân, ta dễ dàng nhận được sự chi viện vật chất, hậu cần
C. Đông Khê là vùng đồi núi thấp, ta dễ dàng làm đường, cơ động tập kết, triển khai lực lượng
D. Đông Khê là điểm ta có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ biên giới của Pháp
- Câu 24 : Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đánh dấu sự chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc đưa nước ta bước vào thời kì độc lập lâu dài?
A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905.
B. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ năm 907.
C. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938.
D. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô năm 939.
- Câu 25 : Vì sao Đảng và Chính phủ ta chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc?
A. Tránh cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, tập trung lực lượng đánh Pháp ở miền Nam.
B. Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù: quân Trung Hoa Dân quốc, quân Anh, quân
C. Lực lượng của ta còn yếu cần phái hòa hoãn để có thời gian củng cố lực lượng.
D. Kéo dài thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà ta biết không tránh khỏi.
- Câu 26 : Hình thức đấu tranh chống Mĩ - Diệm chủ yếu của nhân dân miền Nam Việt Nam trong những ngày đầu ngay sau Hiệp định Giơ-ne-vơ là
A. Đấu tranh vũ trang kết hợp chính trị.
B. Dùng bạo lực cách mạng
C. Đấu tranh chính trị hòa bình
D. Khởi nghĩa vũ trang giành lại chính quyền
- Câu 27 : Ý nào dưới đây không phải là tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954)?
A. LÀ một cuộc chiến tranh nhân dân, chính nghĩa
B. Là một cuộc chiến tranh yêu nước, bảo vệ Tổ quốc
C. Là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
D. Là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình
- Câu 28 : Vì sao nói: Thắng lợi của quân và dân miền Bắc trong việc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của đế quốc Mĩ (18/12-29/12/1972) là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
A. Vì máy bay bị bắn rơi nhiều nhất ở bầu trời Điện Biên Phủ.
B. Vì chiến dịch đánh trả máy bay mang tên “Điện Biên Phủ trên không”.
C. Vì tầm vóc chiến thắng của quân dân miền Bắc nên thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”.
D. Vì cuộc chiến đấu xảy ra trên bầu trời Điện Biên Phủ.
- Câu 29 : Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
A. Triều đình mơ hồ ảo tưởng vào con đường thương thuyết.
B. Triều đình sợ Pháp.
C. Triều đình sợ phong trào kháng chiến của nhân dân phát triển.
D. Do so sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta.
- - Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử Lịch Sử 2019 có lời giải chi tiết cực hay !!
- - Tổng hợp đề thi Lịch Sử mức độ thông hiểu - vận dụng cao !!
- - Tổng hợp Đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử có đáp án !!
- - 8 Đề luyện tập môn Lịch Sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG 2019 Lịch Sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề ôn thi THPTQG 2019 môn Lịch Sử có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG môn lịch Sử có lời giải !!
- - Bộ đề luyện thi THPTQG môn Lịch Sử cực hay có đáp án !!