Tia X
- Câu 1 : Phát biểu nào sau đây là đúng? Tính chất quan trọng của tia X, phân biệt nó với các bức xạ điện từ khác (không kể tia gamma) là
A tác dụng mạnh lên kính ảnh
B khả năng ion hóa các chất khí
C tác dụng làm phát quang nhiều chất
D khả năng xuyên qua vải, gỗ, giấy…
- Câu 2 : Một ống Cu-lit-giơ (ống tia X) đang hoạt động. Bỏ qua động năng ban đầu của các electron khi bứt khỏi catôt. Ban đầu, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 15 kV thì tốc độ của electron khi đập vào anôt là v1. Khi hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 20 kV thì tốc độ của electron đập vào anôt là v2. Lấy me = 9,1.10-31 kg và e = 1,6.10-19 C. Hiệu v2 – v1 có giá trị là
A \(10,{2.10^6}\,\,m/s\)
B \(11,{2.10^5}\,\,m/s\)
C \(11,{2.10^6}\,\,m/s\)
D \(10,{2.10^5}\,\,m/s\)
- Câu 3 : Một ống Cu-lit-giơ (ống tia X) đang hoạt động. Bỏ qua động năng ban đầu của các electron khi bứt ra khỏi catôt. Ban đầu, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là U thì tốc độ của electron khi đập vào anôt là 6,5.107 m/s. Khi hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 1,44U thì tốc độ của electron đập vào anôt là
A \(8,{7.10^6}\,\,m/s\)
B \(7,{8.10^6}\,\,m/s\)
C \(8,{7.10^7}\,\,m/s\)
D \(7,{8.10^7}\,\,m/s\)
- Câu 4 : Một ông Cu-lit-giơ (ống tia X) đang hoạt động. Bỏ qua động năng ban đầu của electron khi bứt khỏi catôt. Ban đầu, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là U thì tốc độ của electron khi đập vào anôt là v. Khi hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 3U thì tốc độ của electron đập vào anôt thay đổi một lượng 6000 km/s so với ban đầu. Giá trị của v là
A \(8,{2.10^6}\,\,m/s\)
B \(7,{2.10^6}\,\,m/s\)
C \(7,{8.10^6}\,\,m/s\)
D \(6,{8.10^6}\,\,m/s\)
- Câu 5 : Trong một ống Rơn-ghen, cường độ dòng điện qua ống là 0,6 mA và hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 1,5 kV. Đối catôt là một bản platin có diện tích 0,5 cm2 và dày 3 mm, có khối lượng riêng D = 21.103 kg/m3 và nhiệt dung riêng cp = 0,12 kJ/kgK. Nhiệt độ của bản platin tăng thêm 5000C trong khoảng thời gian
A 150 s
B 180 s
C 210 s
D 220 s
- Câu 6 : Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống Cu-lit-giơ là 12 kV. Tính tốc độ của các electron đập vào anôt. Bỏ qua tốc độ ban đầu của electron khi bật ra khỏi catôt. Cho biết khối lượng và điện tích của electron là me = 9,1.10-31 kg; e = 1,6.10-19 C.
A \(6,{5.10^7}\,\,m/s\)
B \(5,{6.10^7}\,\,m/s\)
C \(6,{5.10^6}\,\,m/s\)
D \(5,{6.10^6}\,\,m/s\)
- Câu 7 : Tốc độ của các electron khi đập vào anôt của một ống Cu-lit-giơ là 45000 km/s. Để tăng tốc độ này thêm 5000 km/s, phải tăng hiệu điện thế đặt vào ống thêm bao nhiêu?
A 1035 V
B 1530 V
C 1035 V
D 1350 V
- Câu 8 : Một ống Cu-lit-giơ có công suất trung bình 300 W, hiệu điện thế giữa anôt và catôt có giá trị 10 kV. Số electron qua ống trong mỗi giây là
A \(1,{875.10^{17}}\)
B \(1,{875.10^{15}}\)
C \(1,{875.10^{16}}\)
D \(1,{875.10^{14}}\)
- Câu 9 : Trong một ống Cu-lit-giơ, tốc độ của electron khi tới anôt là 50000 km/s. Để giảm tốc độ này 8000 km/s, hiệu điện thế phải giảm giữa hai đầu ống gần giá trị nào nhất sau đây?
A 1000 V
B 3000 V
C 2000 V
D 4000 V
- Câu 10 : Khi tăng hiệu điện thế giữa hai cực của ống Cu-lit-giơ thêm 2000 V thì tốc độ của các electron tới anôt tăng thêm được 5200 km/s. Tốc độ ban đầu của electron là
A \({65.10^5}\,\,m/s\)
B \({65.10^6}\,\,m/s\)
C \(70,{2.10^5}\,\,m/s\)
D \(70,{2.10^6}\,\,m/s\)
- Câu 11 : Nếu hiệu điện thế giữa hai cực của một ống Cu-lit-giơ bị giảm 2000 V thì tốc độ của các electron tới anôt giảm 5200 km/s. Tốc độ ban đầu của electron là
A \({65.10^5}\,\,m/s\)
B \({65.10^6}\,\,m/s\)
C \(70,{2.10^5}\,\,m/s\)
D \(70,{2.10^6}\,\,m/s\)
- Câu 12 : Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống phát tia Rơn-ghen là 18,85 kV. Bỏ qua động năng ban đầu của electron. Bước sóng nhỏ nhất của tia Rơn-ghen do ống phát ra là
A 65,8 nm
B \(65,8\,\,\mu m\)
C \(56,8\,\,\mu m\)
D 56,8 nm
- Câu 13 : Bước sóng ngắn nhất của tia Rơn-ghen phát ra từ một ống phát tia Rơn-ghen là \(0,8\mathop A\limits^o \). Hiệu điện thế giữa hai cực của ống đó là
A 18,5 kV
B 17,5 kV
C 16,5 kV
D 15,5 kV
- Câu 14 : Trong ống phát tia Rơn-ghen, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 20 kV, dòng điện trong ống là 10 mA. Chỉ có 0,5% động năng của chùm electron khi đập vào anôt được chuyển thành năng lượng của tia X. Chùm tia X có công suất là
A 0,01 W
B 0,1 W
C 1 W
D 10 W
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất