vào chuyên vật lý trường THPT chuyên Nguyễn Quang...
- Câu 1 : (2,0 điểm) Hai vật chuyển động đều trên cùng một đường thẳng với vận tốc v1 < v2. Nếu chúng chuyển động ngược chiều nhau thì cứ sau 1 phút khoảng cách giữa chúng giảm đi 300m. Nếu chúng chuyển động cùng chiều nhau thì cứ sau 10 giây khoảng cách giữa chúng lại tăng thêm 25m. Tính vận tốc của mỗi vật? Biết trong cả hai trường hợp, hai vật cùng xuất phát và chuyển động với vận tốc không đổi.
- Câu 2 : (3,0 điểm)Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là 20V luôn không đổi. Biết R1 = 3Ω, R2 = R4 = R5 = 2Ω, R3 = 1Ω. Điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể.1) Khi khoá K mở. Tính:a) Điện trở tương đương của cả mạch.b) Số chỉ của ampe kế và nhiệt lượng toả ra trên R3 trong thời gian 10 phút.2) Thay điện trở R2 và R4 lần lượt bằng điện trở Rx và Ry, khi khoá K đóng và mở ampe kế đều chỉ 1A. Tính giá trị của điện trở Rx và Ry trong trường hợp này.
- Câu 3 : (2,0 điểm)Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp N1 = 200 vòng, cuộn thứ cấp N2 = 4000 vòng. Hiệu điện thế hai đầu cuộn sơ cấp là 220V.a) Tính hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp.b) Giảm bớt cùng số vòng dây n ở cả hai cuộn (n < N1). Hỏi hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp sẽ tăng hay giảm so với lúc đầu? Vì sao?
- Câu 4 : (1 điểm)Một học sinh làm thí nghiệm đã thu được kết quả như sau:- Chiếu ánh sáng trắng hay đỏ qua một tấm lọc màu đỏ thì được ánh sáng đỏ.- Chiếu ánh sáng trắng hay tím qua một tấm lọc màu tím thì được ánh sáng tím.- Chiếu ánh sáng tím qua tấm lọc màu đỏ hoặc ánh sáng đỏ qua một tấm lọc màu tím thì được ánh sáng mờ, không phải đỏ, cũng không phải tím.Em hãy giải thích các kết quả trên?
- Câu 5 : (2,0 điểm)Vật sáng AB là một đoạn thẳng nhỏ được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ. Điểm A nằm trên trục chính. Nhìn qua thấu kính ta thấy ảnh A’B’ của vật AB cùng chiều với vật.a) Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính.b) Dựa vào hình vẽ, hãy chứng minh: \({1 \over {{\rm{OF}}}} = {1 \over {OA}} - {1 \over {OA'}}\)c) Dịch chuyển vật dọc theo trục chính lại gần thấu kính thì ảnh của nó dịch chuyển như thế nào? Vì sao?
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn