30 Bài tập trắc nghiệm Vật lý 12 chương Sóng cơ và...
- Câu 1 : Trong thí nghiệm về giao thoa sóng mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 giống nhau dao động với tần số 13Hz. Tại điểm M cách A 21 cm cách B 19 cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của S1S2 không có cực đại nào khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
A. 28 cm/s
B. 46 cm/s
C. 40 cm/s
D. 26 cm/s
- Câu 2 : Một nguồn âm P phát ra âm đẳng hướng trong môi trường không hấp thụ âm. Gọi A và B là hai điểm nằm trên cùng một phương truyền sóng có mức cường độ âm lần lượt là 40dB và 30 dB. Điểm M nằm trong môi trường truyền sóng cho tam giác ABM vuông cân ở A. Mức cường độ âm tại M là
A. 37,54 dB
B. 38, 46 dB
C. 32,46 dB
D. 62,46 dB
- Câu 3 : Một sóng cơ lan truyền trên sợi dây từ C đến B với chu kì T = 2 s, biên độ không đổi. Ở thời điểm t0, ly độ các phần tử tại B và C tương ứng là – 20 mm và + 20 mm; các phần tử tại trung điểm D của BC đang ở vị trí cân bằng. Ở thời điểm t1, li độ các phần tử tại B và C cùng là +8 mm. Tại thời điểm t2 = t1 + 0,4 s li độ của phần tử D có li độ gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 21,54 mm.
B. 6,62 mm.
C. 6,88 mm.
D. 6,55 mm.
- Câu 4 : Một nguồn âm được coi như một nguồn điểm phát ra sóng âm trong một môi trường coi như không hấp thụ và phản xạ âm thanh. Công suất của nguồn âm là 0,225 W. Cường độ âm chuẩn W/m2. Mức cường độ âm tại một điểm cách nguồn 10 (m) là
A. 79,12 dB
B. 83,45 dB
C. 82,53 dB
D. 81,25 dB
- Câu 5 : Hai nguồn phát sóng âm trong không khí có tần số lần lượt là f1 và f2 với \({f_2} = \frac{4}{3}{f_1}\) . Trong cùng một khoảng thời gian sóng âm do nguồn (1) truyền đi được quãng đường S1; sóng âm do nguồn (2) truyền đi được quãng đường S2. Tỉ số \(\frac{{{{\rm{S}}_{\rm{1}}}}}{{{{\rm{S}}_{\rm{2}}}}}\) là
A. 1,33.
B. 0,75.
C. 1
D. 1,5
- Câu 6 : Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình \({u_A} = {u_B} = 2\cos \left( {\omega t} \right)\) (u tính bằng cm, t tính bằng s). Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Xét điểm M ở mặt thoáng cách A, B lần lượt là \({d_1} = 5\lambda \) cm, \({d_2} = 22,5\lambda \)cm. Biên độ dao động của phần tử chất lỏng tại M là
A. 4 cm
B. 2 cm
C. 0 cm.
D. 1 cm.
- Câu 7 : Căng ngang sợi dây AB, kích thích để dây dao động tạo ra một sóng dừng trên dây với bước sóng \(\lambda = 64\) cm. Xét hai điểm M và N trên dây. Khi sợi dây duỗi thẳng M, N lần lượt cách A những khoảng 8cm và d cm \(\left( {d > 32cm} \right)\) dao động với tốc độ cực đại là v1 và v2. Biết \(\frac{{{{\rm{v}}_{\rm{1}}}}}{{{{\rm{v}}_{\rm{2}}}}}{\rm{ = }}\sqrt 2 \) , M, N luôn dao động cùng pha, d có giá trị nhỏ nhất gần nhất là
A. 74 cm
B. 47 cm
C. 85 cm
D. 70 cm
- Câu 8 : Trên mặt nước, tại hai điểm A và B cách nhau 44 cm có hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng 8 cm. Gọi M và N là hai điểm trên mặt nước sao cho ABMN là hình chữ nhật. Để trên MN có số điểm dao động với biên độ cực đại nhiều nhất thì diện tích hình chữ nhật ABMN lớn nhất gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 260 cm2.
B. 180 cm2.
C. 180 mm2.
D. 260 mm2.
- Câu 9 : Theo Thông tư số 10/2009/TT- BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, nếu âm lượng của còi xe ô tô tại điểm cách đầu xe 2 m mà lớn hơn 115 dB là không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Lấy cường độ âm chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. Vậy để đạt tiêu chuẩn này thì công suất âm của còi xe (xem là nguồn điểm, đặt trước đầu xe) không vượt quá
A. 6 W.
B. 18 W.
C. 20W.
D. 16 W.
- Câu 10 : Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn phát ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm. M là một điểm sáng trên màn cách vân sáng trung tâm 2 cm. Trong các bức xạ cho vân sáng tại M, bức xạ có bước sóng ngắn nhất là
A. 384,6 nm.
B. 714,3 nm
C. 380,0 nm.
D. 417,7 nm.
- Câu 11 : Một sợi dây AB dài 1,2 m căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây có sóng dừng ổn định với 3 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 100 m/s.
B. 120 m/s.
C. 60 m/s.
D. 80 m/s.
- Câu 12 : Trong môi trường truyền sóng, một nguồn phát sóng cơ dao động theo phương trình \(u = a\sin 20\pi t\) (u tính bằng cm, t tính bằng s). Trong khoảng thời gian 2,5 s, sóng do nguồn này phát ra truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng ?
A. 30 lần.
B. 15 lần.
C. 20 lần.
D. 25 lần.
- Câu 13 : Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau 16 cm, dao động điều hòa theo phương vuông góc mặt chất lỏng với phương trình:\({u_A} = 2\cos 40\pi t\left( {cm} \right)\) và \({u_B} = 2\cos \left( {40\pi t + \pi } \right)\left( {cm} \right)\). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40 cm/s. M là một điểm trên đường thẳng Ax vuông góc với AB mà tại đó các phần tử chất lỏng dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách AM ngắn nhất bằng
A. 4,28 cm.
B. 2,07 cm.
C. 1,03 cm
D. 2,14 cm.
- Câu 14 : Trong môi trường không hấp thụ âm có một nguồn điểm O phát sóng âm đẳng hướng. Điểm A cách nguồn 1 m có cường độ âm 4 W/m2. Cường độ âm tại B cách nguồn 2 m là
A. 2 W/m2.
B. 1 W/m2.
C. 1,5 W/m2.
D. 3 W/m2.
- Câu 15 : Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng giống nhau A, B cách nhau một đoạn 8 cm. Gọi M, N là hai điểm thuộc mặt chất lỏng sao cho MN = 4 cm và ABMN là hình thang cân (AB //MN). Bước sóng của sóng trên mặt chất lỏng do các nguồn phát ra là 1 cm. Để trong đoạn MN có đúng 5 điểm dao động với biên độ cực đại thì diện tích lớn nhất của hình thang là
A. \(18\sqrt{5} cm^2\)
B. \(9\sqrt{5} cm^2\)
C. \(6\sqrt{3} cm^2\)
D. \(18\sqrt{3} cm^2\)
- Câu 16 : Tại điểm O đặt hai nguồn âm điểm giống hệt nhau phát ra âm đẳng hướng và có công suất không đổi. Điểm A cách O một khoảng d (m) có mức cường độ âm là LA = 40dB. Trên tia vuông góc với OA tại A lấy điểm B cách A một khoảng 6 (m). Điểm M thuộc đoạn AB sao cho MA = 4,5m và góc MOB có giá trị lớn nhất. Để mức cường độ âm tại M là 50dB thì cần phải đặt thêm tại O bao nhiêu nguồn âm nữa
A. 15
B. 35
C. 25
D. 33
- Câu 17 : Mức cường độ âm do nguồn S gây ra tại M là L = 73 dB. Cho nguồn S tiến lại gần M một đoạn D = 62m thì mức cường độ âm tăng thêm 7 dB. Biết cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2 . Công suất phát của nguồn gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 6,45 W
B. 4,25 W
C. 5,75 W
D. 3,15 W
- Câu 18 : Cho 3 điểm A, B, C nằm trên đường thẳng đi qua nguồn âm O và về cùng một phía đối với O. Cho biết mức cường độ âm tại A, B, C lần lượt là 40dB; 35,9dB và 30dB ; đồng thời khoảng cách giữa 2 điểm B, C là 78m. Khoảng cách giữa 2 điểm A, C là
A. 108 m
B. 30 m
C. 38 m
D. 150 m
- Câu 19 : Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A,B cách nhau một khoảng a = 20 cm dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha, cùng tần số f = 50 Hz. Tốc độ truyền sóng trên nước là 1,5 m/s. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm A, bán kính AB. Điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại, cách đường trung trực của AB một khoảng ngắn nhất bằng
A. 1,780 cm
B. 3,240 cm
C. 2,775 cm
D. 2,575 cm
- Câu 20 : Một dây đàn hồi có đầu A dao động theo phương vuông góc với sợi dây. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4m/s. Xét một điểm M trên dây cách A một đoạn 40cm, người ta thấy M luôn luôn dao động lệch pha so với A một góc \(\Delta \varphi = (k + 0,5) \pi\)với k là số nguyên. Tính tần số f, biết tần số có giá trị trong khoảng từ 8Hz đến 13Hz.
A. 12Hz
B. 8,5Hz
C. 12,5Hz
D. 10Hz
- Câu 21 : Trên một sợi dây OB căng ngang, hai đầu cố định đang có sóng dừng với tần số f xác định. Gọi M, N và P là ba điểm trên dây có vị trí cân bằng cách B lần lượt 4 cm, 6 cm và 38 cm. Hình vẽ mô tả dạng sợi dây ở thời điểm t1 (đường 1) và thời điểm t2 = t1 + \(\frac{11}{12f}\)(đường 2). Tại thời điểm t1, li độ của phần tử dây ở N bằng biên độ của phần tử dây ở M và tốc độ của phần tử dây ở M là 60 cm/s . Tại thời điểm t2, vận tốc của phần tử dây ở P là
A. \(20\sqrt{3}\) cm/s
B. 60 cm/s
C. \(- 20\sqrt{3}\) cm/s
D. – 60 cm/s
- Câu 22 : Trên sợi dây OA, đầu A cố định và đầu O dao động điều hòa với biên độ nhỏ (xem như nút sóng) với tần số 20Hz thì trên dây có 5 nút. Muốn trên dây rung thành 2 bụng thì ở O phải dao động với tần số
A. 50 Hz
B. 10 Hz
C. 40 Hz
D. 12Hz
- Câu 23 : Một sóng cơ lan truyền trên mặt thoáng một chất lỏng với tần số 10Hz, tốc độ truyền sóng là 1,2m/s. Hai điểm M,N thuộc mặt thoáng, trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau 26cm (M gần nguồn hơn). Tại thời điểm t, điểm N hạ xuống thấp nhất. Khoảng thời gian ngắn nhất sau đó điểm M hạ xuống điểm thấp nhất là
A. \(\frac{{11}}{{120}}s\)
B. \(\frac{{1}}{{60}}s\)
C. \(\frac{{1}}{{120}}s\)
D. \(\frac{{1}}{{12}}s\)
- Câu 24 : Một nguồn âm đặt tại O trong môi trường đẳng hướng. Hai điểm M và N trong môi trường đó tạo với O thành một tam giác vuông cân tại O. Mức cường độ âm tại M và tại N bằng nhau và bằng 23dB. Mức cường độ âm lớn nhất mà một máy đo thu được tại một điểm trên đoạn MN làMột nguồn âm đặt tại O trong môi trường đẳng hướng. Hai điểm M và N trong môi trường đó tạo với O thành một tam giác vuông cân tại O. Mức cường độ âm tại M và tại N bằng nhau và bằng 23dB. Mức cường độ âm lớn nhất mà một máy đo thu được tại một điểm trên đoạn MN là
A. 26dB.
B. 30dB.
C. 25dB.
D. 27dB.
- Câu 25 : Một sóng ngang chu kỳ 0,2s truyền trong một môi trường đàn hồi với tốc độ 1m/s. Xét trên phương truyền sóng Ox, vào một thời điểm nào đó, một điểm M trên đỉnh sóng thì ở sau M theo chiều truyền sóng, cách M trong khoảng từ 142cm đến 160cm có một điểm N đang từ vị trí cân bằng đi lên đỉnh sóng. Khoảng cách MN bằng
A. 155cm
B. 145cm
C. 152cm
D. 150cm
- Câu 26 : Hai nguồn phát sóng cơ tại hai điểm A và B cùng tần số f = 400Hz, cùng biên độ, cùng pha nằm sâu trong một bể nước. Xét hai điểm trong nước: điểm M nằm ngoài đường thẳng AB có MA – MB = 4,5m và điểm N nằm trong đoạn AB có NA – NB = 1,5m, coi biên độ sóng không đổi, tốc độ truyền sóng trong nước là v = 1200m/s. Trạng thái của M và N là
A. N dao động; M đứng yên
B. M và N đều đứng yên
C. M và N đều dao động
D. M dao động, N đứng yên
- Câu 27 : Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng ngang cùng tần số 25Hz, cùng pha và cách nhau 32cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s. Gọi N là trung điểm của đoạn nối hai nguồn. Một điểm M cách đều hai nguồn và cách N 12cm. Số điểm trên đoạn MN dao động cùng pha với hai nguồn là
A. 3 điểm
B. 13 điểm
C. 10 điểm
D. 6 điểm
- Câu 28 : Trên bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng cơ tại hai điểm A và B, phương trình dao động là uA = uB = 4cos10πt(mm). Tốc độ truyền sóng là 30cm/s. Hai điểm M1 và M2 cùng nằm trên một elip nhận A,B là hai tiêu điểm có M1A – M1B = -2cm và M2A – M2B = 6cm. tại thời điểm ly độ M1 là \(\sqrt 2 \)mm thì li độ của M2 là
A. -1mm
B. \(\sqrt 2 \)mm
C. -2\(\sqrt 2 \)mm
D. 1mm
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất