Hiện tượng cảm ứng điện từ - hiện tượng tự cảm
- Câu 1 : Một diện tích \(S\) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ \(B\), góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến là \(\alpha \). Từ thông qua diện tích \(S\) được tính theo công thức:
A \(\Phi = {\rm{ }}BS.sin\alpha \)
B \(\Phi = {\rm{ }}BS.cos\alpha \)
C \(\Phi = {\rm{ }}BS.tan\alpha \)
D \(\Phi = {\rm{ }}BS.\cot \alpha \)
- Câu 2 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
B Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung không có dòng điện cảm ứng.
C Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ vuông với các đường cảm ứng từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
D Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
- Câu 3 : Từ thông \(\Phi \) qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian \(0,2{\rm{ }}\left( s \right)\) từ thông giảm từ \(1,2{\rm{ }}\left( {Wb} \right)\) xuống còn \(0,4{\rm{ }}\left( {Wb} \right)\). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng:
A \(6{\rm{ }}\left( V \right)\)
B \(4{\rm{ }}\left( V \right)\)
C \(2{\rm{ }}\left( V \right)\)
D \(1{\rm{ }}\left( V \right)\)
- Câu 4 : Một hình chữ nhật kích thước \(3{\rm{ }}\left( {cm} \right){\rm{ }}x{\rm{ }}4{\rm{ }}\left( {cm} \right)\) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ \(B = {5.10^{ - 4}}\left( T \right)\). Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng một góc \({30^0}\). Từ thông qua hình chữ nhật đó là:
A \({6.10^{ - 7}}\left( {Wb} \right)\)
B \({3.10^{ - 7}}\left( {Wb} \right)\)
C \(5,{2.10^{ - 7}}\left( {Wb} \right)\)
D \({3.10^{ - 3}}\left( {Wb} \right)\)
- Câu 5 : Một hình vuông cạnh \(5cm\), đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ \(B = {4.10^{ - 4}}T\). Từ thông qua hình vuông đó bằng \({10^{ - 6}}{\rm{W}}b\). Góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến với hình vuông đó là:
A \(\alpha = {0^0}\)
B \(\alpha = {30^0}\)
C \(\alpha = {60^0}\)
D \(\alpha = {90^0}\)
- Câu 6 : Một khung dây phẳng, diện tích \(20{\rm{ }}\left( {c{m^2}} \right)\), gồm \(10\) vòng dây đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc \({30^0}\) và có độ lớn \(B{\rm{ }} = {\rm{ }}{2.10^{ - 4}}\left( T \right)\). Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian \(0,01{\rm{ }}\left( s \right)\). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi là:
A \(3,{46.10^{ - 4}}\left( V \right)\)
B \(0,2{\rm{ }}\left( {mV} \right)\)
C \({4.10^{ - 4}}\left( V \right)\)
D \(4{\rm{ }}\left( {mV} \right)\)
- Câu 7 : Một khung dây tròn, đặt trong từ trường tăng dần đều như hình sau.
Dòng điện cảm ứng trong khung có chiều:
A A
B B
C C
D D
- Câu 8 : Hình vẽ nào sau đây xác định sai chiều của dòng điện cảm ứng:
A A
B B
C C
D D
- Câu 9 : Một thanh dây dẫn dài \(20{\rm{ }}\left( {cm} \right)\) chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều có \(B{\rm{ }} = {5.10^{ - 4}}\left( T \right)\). Vectơ vận tốc của thanh vuông góc với thanh, vuông góc với vectơ cảm ứng từ và có độ lớn \(5{\rm{ }}\left( {m/s} \right)\). Suất điện động cảm ứng trong thanh là:
A \(0,05{\rm{ }}\left( V \right)\)
B \(50{\rm{ }}\left( {mV} \right)\)
C \(5{\rm{ }}\left( {mV} \right)\)
D \(0,5{\rm{ }}\left( {mV} \right)\)
- Câu 10 : Một thanh dẫn điện dài \(20{\rm{ }}\left( {cm} \right)\) được nối hai đầu của nó với hai đầu của một mạch điện có điện trở \(0,5\Omega \). Cho thanh chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều cảm ứng từ \(B = 0,08\left( T \right)\) với vận tốc \(7{\rm{ }}\left( {m/s} \right)\), vectơ vận tốc vuông góc với các đường sức từ và vuông góc với thanh, bỏ qua điện trở của thanh và các dây nối. Cường độ dòng điện trong mạch là:
A \(0,224{\rm{ }}\left( A \right)\)
B \(0,112{\rm{ }}\left( A \right)\)
C \(11,2{\rm{ }}\left( A \right)\)
D \(22,4{\rm{ }}\left( A \right)\)
- Câu 11 : Một thanh dẫn điện dài \(40{\rm{ }}\left( {cm} \right)\), chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều, cảm ứng từ bằng \(0,4{\rm{ }}\left( T \right)\). Vectơ vận tốc của thanh vuông góc với thanh và hợp với các đường sức từ một góc \({30^0}\). Suất điện động giữa hai đầu thanh bằng \(0,2{\rm{ }}\left( V \right)\). Vận tốc của thanh là:
A \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}0,0125{\rm{ }}\left( {m/s} \right)\)
B \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}0,025{\rm{ }}\left( {m/s} \right)\)
C \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}2,5{\rm{ }}\left( {m/s} \right)\)
D \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}1,25{\rm{ }}\left( {m/s} \right)\)
- Câu 12 : Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn có suất điện động \(E{\rm{ }} = {\rm{ }}1,5V\), điện trở trong \(r = 0,1\Omega \), thanh \(MN\) có chiều dài \(1m\) có điện trở \(R = 5\Omega \). Từ trường có phương thẳng đứng hướng xuống, vuông góc với mặt phẳng khung như hình vẽ, độ lớn \(B{\rm{ }} = {\rm{ }}0,1T\)
Ampe kế chỉ bao nhiêu khi \(MN\) đứng yên?
A \(0,3A\)
B \(0,1A\)
C \(0,29A\)
D \(0,4A\)
- Câu 13 : Một ống dây có hệ số tự cảm \(L = 0,1\left( H \right)\), cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều đặn từ \(2{\rm{ }}\left( A \right)\) về \(0\) trong khoảng thời gian là \(4\left( s \right)\). Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là:
A \(0,03{\rm{ }}\left( V \right)\)
B \(0,04{\rm{ }}\left( V \right)\)
C \(0,05{\rm{ }}\left( V \right)\)
D \(0,06{\rm{ }}\left( V \right)\)
- Câu 14 : Một ống dây dài \(50{\rm{ }}\left( {cm} \right)\), diện tích tiết diện ngang của ống là \(10{\rm{ }}\left( {c{m^2}} \right)\) gồm \(1000\) vòng dây. Hệ số tự cảm của ống dây là:
A \(0,251{\rm{ }}\left( H \right)\)
B \(6,{28.10^{ - 2}}\left( H \right)\)
C \(2,{51.10^{ - 2}}\left( {mH} \right)\)
D \(2,51{\rm{ }}\left( {mH} \right)\)
- Câu 15 : Một ống dây được quấn với mật độ \(1000\) vòng/mét. Ống dây có thể tích \(500{\rm{ }}\left( {c{m^3}} \right)\). Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc, dòng điện trong ống biến đổi theo thời gian như hình dưới đây.
Suất điện động tự cảm trong ống từ sau khi đóng công tắc đến thời điểm \(0,05{\rm{ }}\left( s \right)\) là:
A \(0\left( V \right)\)
B \(0,063\left( V \right)\)
C \(100{\rm{ }}\left( V \right)\)
D \(0,63\left( {mV} \right)\)
- Câu 16 : Một ống dây có hệ số tự cảm \(L{\rm{ }} = {\rm{ }}0,01{\rm{ }}\left( H \right)\), có dòng điện \(I{\rm{ }} = {\rm{ }}5{\rm{ }}\left( A \right)\) chạy trong ống dây. Năng lượng từ trường trong ống dây là:
A \(0,250{\rm{ }}\left( J \right)\)
B \(0,125{\rm{ }}\left( J \right)\)
C \(0,050{\rm{ }}\left( J \right)\)
D \(0,025{\rm{ }}\left( J \right)\)
- Câu 17 : Một ống dây có hệ số tự cảm \(L{\rm{ }} = {\rm{ }}0,01{\rm{ }}\left( H \right)\). Khi có dòng điện chạy qua ống, ống dây có năng lượng \(0,08{\rm{ }}\left( J \right)\). Cường độ dòng điện trong ống dây bằng:
A \(2,8{\rm{ }}\left( A \right)\)
B \(4{\rm{ }}\left( A \right)\)
C \(8{\rm{ }}\left( A \right)\)
D \(16{\rm{ }}\left( A \right)\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất