- Ôn tập Sóng cơ học - Đề 5
- Câu 1 : Một quan sát viên đứng ở bờ biện nhận thấy rằng: khoảng cách giữa 5 ngọn sóng liên tiếp là 12m. Bước sóng là:
A 2m
B 1,2m.
C 3m
D 4m
- Câu 2 : Đầu A của một dây cao su căng ngang được làm cho dao động theo phương vuông góc với dây, chu kỳ 2s. sau 4s, sóng truyền được 16m dọc theo dây. Bước sóng trên dây nhận giá trị nào?
A 8m
B 24m
C 4m
D 12m
- Câu 3 : Một mũi nhọn S được gắn vào đầu A của một lá thép nằm ngang và chạm vào mặt nước. Khi lá thép nằm ngang và chạm vào mặt nước. Lá thép dao động với tần số f = 100Hz, S tạo ra trên mặt nước những vòng tròn đồng tâm, biết rằng khoảng cách giữa 11 gợn lồi liên tiếp là 10cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây?
A v = 100cm/s
B v = 50cm/s
C v = 10m/s
D 0,1m/s
- Câu 4 : Tại một điểm O trên mặt thoáng của chất lỏng yên lặng, ta tạo ra một dao động điều hòa vuông góc với mặt thoáng có chu kì 0,5s. Từ O có các vòng tròn lan truyền ra xa xung quanh, khoảng cách hai vòng liên tiếp là 0,5m. Vận tốc truyền sóng nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A 1,5m/s
B 1m/s
C 2,5m/s
D 1,8m/s
- Câu 5 : Sóng truyền từ O đến M với vận tốc v = 40cm/s, phương trình sóng tại O là u = 4sinπt/2(cm). Biết lúc t thì li độ của phần tử M là 2cm, vậy lúc t + 6 (s) li độ của M là
A -2cm
B 3cm
C -3cm
D 2cm
- Câu 6 : Đầu O của một sợi dây đàn hồi nằm ngang dao động điều hoà với biên độ 3cm với tần số 2Hz. Sau 2s sóng truyền được 2m. Chọn gốc thời gian lúc đầu O đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Li độ của điểm M trên dây cách O đoạn 2,5m tại thời điểm 2s là:
A xM = -3cm.
B xM = 0
C xM = 1,5cm.
D xM = 3cm.
- Câu 7 : Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u = 5cosmm. Trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Vị trí của phần tử sóng M cách gốc toạ độ 3 cm ở thời điểm t = 2 s là
A uM =5 mm
B uM =0 mm
C uM =5 cm
D uM =2. 5 cm
- Câu 8 : Nguồn sóng ở O dao động với tần số 10Hz , dao động truyền đi với vận tốc 0,4m/s trên phương Oy . trên phương này có 2 điểm P và Q theo thứ tự đó PQ = 15cm . Cho biên độ a = 1cm và biên độ không thay đổi khi sóng truyền. Nếu tại thời điểm nào đó P có li độ 1cm thì li độ tại Q là:
A 0
B 2 cm
C 1cm
D - 1cm
- Câu 9 : Một sóng cơ học được được truyền theo phương OX với tốc độ 20cm/s. Cho rằng khi truyền sóng biên độ không đổi . Biết phương trình sóng tại O là: uO = 4cos(πt/6) cm, li độ dao động tại M cách O 40cm lúc li độ dao động tại O đạt cực đại là:
A 4cm
B 0
C -2cm
D 2cm
- Câu 10 : Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 20(cm)dao động theo phương thẳng đứng với phương trình và . Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông ABCD thuộc mặt chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BD là :
A 18
B 26
C 19
D 20
- Câu 11 : Hai nguồn sóng kết hợp trên mặt nước cách nhau một đoạn S1S2 = 9λ, phát ra dao động cùng pha nhau. Trên đoạn S1S2, số điểm có biên độ cực đại cùng pha với nguồn (không kể hai nguồn)là:
A 8
B 17
C 9
D 19
- Câu 12 : Một người đứng cách nguồn âm một khoảng là d thì cường độ âm là I. Khi người đó tiến ra xa nguồn âm thêm một khoảng 40m nữa thì cường độ âm chỉ còn bằng I/9. Khoảng cách d ban đầu là:
A 20m
B 10m
C 60m
D 30m
- Câu 13 : Trong thí nghiệm về sóng dừng trên dây dàn hồi dài 1,2 m với hai đầu cố định, người ta quan sát thấy ngoài hai đầu dây cố định còn có 2 điểm khác trên dây không dao động. Biết thời gian giữa 2 lần sợi dây duỗi thẳng liên tiếp là 0,05s và bề rộng bụng sóng là 4 cm. Tốc độ dao động cực đại tại bụng sóng là:
A 24cm/s
B 80 cm/s
C 20π cm/s
D 40π cm/s
- Câu 14 : Trong thí nghiệm giao thoa hai sóng mặt nước, hai nguồn cùng biên độ, cùng pha và cùng tần số 60 Hz đặt tại hai điểm S1 và S2 cách nhau 10 cm. Tốc độ sóng trên mặt nước là 0,9 m/s. Trên đường tròn tâm S1 bán kính 5 cm có bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại?
A 12
B 13
C 14
D 15
- Câu 15 : Sóng lan truyền từ nguồn O dọc theo một đường thẳng với biên độ không đổi. Ở thời điểm t = 0, điểm O đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Một điểm M cách nguồn O một khoảng bằng 1/4 bước sóng có li độ 5 cm ở thời điểm t = T/2. Biên độ của sóng là
A cm
B 5 cm
C cm
D 10 cm
- Câu 16 : Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng hai đầu cố định Người ta tạo ra sóng dừng trên dây với tần số là f1 thì mọi điểm trên dây (không kể đầu dây gắn với âm thoa được xem là nút) đều dao động cùng pha với nhau. Với tần số f2 thì trên dây có sóng dừng với ba bụng. Tỉ số f2/f1 bằng
A 4
B 3
C 2
D 5
- Câu 17 : Trên mặt nước ba nguồn sóng u1 = u2 = 2acosωt, u3 = acosωt đặt tại A, B và C sao cho tam giác ABC vuông cân tại C và AB = 12 cm. Biết biên độ sóng không đổi và bước sóng là 1,2 cm. Điểm M trên đoạn CO (O là trung điểm AB) và cách O một đoạn ngắn nhất bằng bao nhiêu thì dao động với biên độ 5a.
A 1,1 cm
B 0,94 cm
C 1,2 cm
D 0,81 cm
- Câu 18 : Tại điểm O có một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian với công suất không đổi, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại điểm A cách O một khoảng 50 m là 60 dB. Mức cường độ âm tại điểm B là 40 dB. Khoảng cách AB là
A 45 m
B 450 m
C 500 m
D 50 m
- Câu 19 : Một sợi dây đàn hồi dài 1,2m được treo lơ lửng lên một cần rung. Cần có thể rung theo phương ngang với tần số thay đổi được từ 100Hz đến 125Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là 6m/s. Trong quá trình thay đổi tần số rung của cần, có thể tạo ra được bao nhiêu lần sóng dừng trên dây? (Biết rằng khi có sóng dừng, đầu nối với cần rung là nút sóng)
A 10 lần.
B 12 lần.
C 5 lần.
D 4 lần.
- Câu 20 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I-âng khoảng cách giữa hai khe a =1mm. Vân giao thoa được nhìn qua một kính lúp có tiêu cự f = 5cm đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng L = 45cm. Một người có mắt bình thường quan sát hệ vân qua kính trong thái không điều tiết thì thấy góc trông khoảng vân là 15’. Bước sóng λ của ánh sáng là:
A 0,60 μm
B 0,50 μm
C 0,65 μm
D 0,55 μm
- Câu 21 : Một sóng cơ học được truyền theo phương Ox với vận tốc v =20cm/s. Giả sử khi sóng truyền đi biên độ không thay đổi. Tại O sóng có phương trình : , t đo bằng s. Tại thời điểm t1 li độ tại điểm O là u= mm và đang giảm. Lúc đó ở điểm M cách O một đoạn 40 cm sẽ có li độ là:
A 4mm và đang tăng
B mm và đang tăng
C 3mm và đang giảm
D mm và đang giảm
- Câu 22 : Giọng nữ thanh(cao) hơn giọng nam là do
A Tần số của giọng nữ lớn hơn.
B Độ to của giọng nữ lớn hơn.
C Biên độ âm của nữ cao hơn.
D Giọng nữ có nhiều họa âm hơn.
- Câu 23 : Đặt một âm thoa phía trên miệng của một ống hình trụ. Khi rót nước vào ống một cách từ từ, người ta nhận thấy âm thanh phát ra nghe to nhất khi khoảng cách từ mặt chất lỏng trong ống đến miệng trên của ống nhận hai giá trị liên tiếp là h1 =75cm và h2 = 25cm .Tần số dao động của âm thoa là f = 340Hz. Tốc độ truyền âm trong không khí là
A 310m/s
B 338m/s.
C 340m/s.
D 342m/s.
- Câu 24 : Một sóng ngang, bước sóng λ truyền trên một sợi dây căng ngang. Hai điểm P và Q trên sợi dây cách nhau 5λ/4 và sóng truyền theo chiều từ P đến Q. Chọn trục biểu diễn li độ của các điểm có chiều dương hướng lên trên. Tại một thời điểm nào đó P có li độ dương và đang chuyển động đi xuống. Tại thời điểm đó Q sẽ có li độ và chiều chuyển động tương ứng là:
A âm; đi lên.
B dương; đi xuống.
C âm; đi xuống.
D dương; đi lên.
- Câu 25 : Trên mặt nước có hai điểm A và B ở trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một phần tư bước sóng. Tại thời điểm t, mặt thoáng ở A và B đang cao hơn vị trí cân bằng lần lượt là 0,3mm và 0,4mm, mặt thoáng ở A đang đi lên còn ở B đang đi xuống. Coi biên độ sóng không đổi trên đường truyền sóng. Sóng có
A biên độ 0,5mm, truyền từ B đến A
B biên độ 0,7mm, truyền từ B đến A
C biên độ 0,5mm, truyền từ A đến B
D biên độ 0,7mm, truyền từ A đến B
- Câu 26 : Tại một điểm A cách một nguồn âm điểm O một khoảng 1m có mức cường độ âm bằng 90dB. Biết cường độ độ của âm chuẩn của âm đó là 10-10 W/m2. Bỏ qua sự hấp thụ âm của môi trường, nguồn âm là đẳng hướng. Mức cường độ âm tại điểm B trên tia OA, cách O 10 m và công suất phát âm của nguồn bằng
A 70 dB; 0,126 W
B 7 dB; 12,6 W
C 70 dB; 1,26 W
D 78 dB; 0,1 W
- Câu 27 : Trên bề mặt một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 16 cm dao động theo phương trình u = acos100πt. Gọi O là trung điểm của AB, M trên đường trung trực qua O, M dao động cùng pha với O và cách O một khoảng gần nhất 6 (cm). Tốc độ truyền sóng trên bề mặt của chất lỏng bằng
A 120cm/s
B 80cm/s
C 1m/s
D 2m/s
- Câu 28 : Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp cùng pha O1 và O2 dao động với cùng tần số f = 100 Hz. Biết rằng trong một phút sóng truyền đi được quãng đường dài 72 m . Cho biết trên mặt chất lỏng có 17 vân giao thoa cực đại, xét trên đoạn O1O2 thì điểm dao động cực đại gần O1 nhất cách O1 là 0,5 cm. Tìm khoảng cách O1O2?
A 10,6 cm
B 11,8 cm.
C 5,8 cm
D 10,1 cm
- Câu 29 : Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u = 5cosmm. Trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Vị trí của phần tử sóng M cách gốc toạ độ 3 cm ở thời điểm t = 2 s là
A uM =5 mm
B uM =0 mm
C uM =5 cm
D uM =2. 5 cm
- Câu 30 : Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 20(cm)dao động theo phương thẳng đứng với phương trình và . Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông ABCD thuộc mặt chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BD là :
A 18
B 26
C 19
D 20
- Câu 31 : Một sóng cơ học được truyền theo phương Ox với vận tốc v =20cm/s. Giả sử khi sóng truyền đi biên độ không thay đổi. Tại O sóng có phương trình : , t đo bằng s. Tại thời điểm t1 li độ tại điểm O là u= mm và đang giảm. Lúc đó ở điểm M cách O một đoạn 40 cm sẽ có li độ là:
A 4mm và đang tăng
B mm và đang tăng
C 3mm và đang giảm
D mm và đang giảm
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất