Đề kiểm tra hết học kỳ I vật lý 12 trường THPT Võ...
- Câu 1 : Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng mặt nước với hai nguồn kết hợp cùng biên độ, cùng tần số 100Hz và cùng pha. Tốc độ sóng mặt nước là80 cm/s. Một điểm M trên mặt nước cách hai nguồn những đoạn lần lượt là 12cm và 10cm. Chọn kết luận đúng.
A M là cực tiểu giao thoa ứng với k = 3.
B M là cực đại giao thoa ứng với k = 2.
C M là cực tiểu giao thoa ứng với k = 2.
D M là cực đại giao thoa ứng với k = 3.
- Câu 2 : Một đoạn mạch điện xoay chiều R,L,C không phân nhánh. Nếu dòng điện qua mạch có tần số f1 thì cảm kháng bằng 240Ω còn dung kháng bằng 60Ω . Nếu dòng điện qua mạch có tần số f2 = 30 Hz thì điện áp tức thời u và dòng điện tức thời i trên mạch cùng pha, f1 bằng:
A 15 Hz
B 60 Hz
C 120 Hz
D 7,5 Hz
- Câu 3 : Tốc độ truyền sóng cơ:
A phụ thuộc vào bản chất của môi trường truyền sóng.
B có giá trị lớn nhất khi sóng truyền trong chân không.
C là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ sóng.
D là tốc độ dao động của phân tử trong môi trường có sóng truyền qua
- Câu 4 : Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương theo các phương trình sau: x1 = 4sin(πt + α) cm và x2 = 4cos(πt - π/3 ) cm. Biên độ dao động tổng hợp lớn nhất khi α nhận giá trị là?
A -π/3 rad
B π/6 rad
C π/2
D 0 rad
- Câu 5 : Phương trình nào sau đây không phải là phương trình của một dao động điều hòa?
A x = -4sin(πt + π/6)
B x = -4cos(πt - π/6)
C x = 4cos(2πt + π/3)
D x = 4tsin(2πt - π/3)
- Câu 6 : Một dây AB có đầu A cố định, đầu B tự do. Khi dây rung với tần số 80 Hz thì trên dây có sóng dừng và đếm được có 4 nút sóng kể cả nút sóng tại A. Biết tốc độ sóng trên dây là 4m/s. Chiều dài dây là
A 17,5 cm
B 10 cm.
C 8,75 cm.
D 22,5 cm.
- Câu 7 : Mạch điện xoay chiều gồm R,L mắc nối tiếp, hiệu điện thế hai đầu mạch có dạng \({{u}_{AB}}=100\sqrt{2}\text{cos100}\pi \text{t(V)}\) và cường độ dòng điện qua mạch có dạng I = 2cos(100πt – π/4) (A). R, L có giá trị nào sau đây?
A R = 100Ω, L = 1/π (H)
B R = 50Ω, L = 1/2π (H)
C R = 100Ω, L = 1/π (H)
D R = 50Ω , L = 2/π (H)
- Câu 8 : Đặt vào hai đầu tụ điện C = 10-4/π(F) một hiệu điện thế xoay chiều tần số 100Hz, dung kháng của tụ điện là:
A 200Ω
B 50 Ω
C 25 Ω
D 100 Ω
- Câu 9 : Khi trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp có cộng hưởng thì kết luận nào sau đây là không đúng?
A ω = 1/LC
B Điện áp hai đầu mạch cùng pha với dòng điện trong mạch.
C Công suất trong mạch cógiátrị cực đại.
D Hệ số công suất của mạch cosφ = 1.
- Câu 10 : Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi. Khoảng cách giữa nút sóng và bụng sóng kề nhau cách nhau một đoạn là
A 0,25λ
B 0,5λ
C 2λ
D λ
- Câu 11 : Hiệu điện thế ở hai đầu mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần: u = U0cosωt. Biểu thức cường độ dòng điện qua đoạn mạch trên là biểu thức nào sau đây?
A i = I0cos(ωt+π)
B i = I0cos(ωt- π/2)
C i = I0cos(ωt+π/2)
D i = I0cos(ωt)
- Câu 12 : Một dao động điều hòa với x = 6cos(πt + π) (cm,s). Giátrị cực tiểu của gia tốc là
A 6π2 cm/s
B -6π cm/s2
C 6π cm/s2
D -6π2 cm/s2
- Câu 13 : Đặt một điện áp xoay chiều cógiátrị hiệu dụng U = 80V vào hai đầu đoạn mạch gồm R, L, C mắc nối tiếp có tần số f = 50Hz. Biết cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 0,6/π H, tụ điện có điện dung C = 10-4/π F và công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là 80W. Giá trị của điện trở thuần R là
A 20 Ω
B 30 Ω
C 80 Ω
D 40 Ω
- Câu 14 : Chọn phát biểu sai khi nói về năng lượng trong dao động điều hòa:
A Cơ năng của dao động là một đại lượng biến thiên với chu kì T.
B Cơ năng của hệ tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.
C Động năng khi qua vị trí cân bằng thì bằng cơ năng.
D Khi động năng tăng thì thế năng giảm và ngược lại.
- Câu 15 : Một sóng ngang có phương trình sóng là \(u=3\cos 2\pi \left( \frac{t}{0,4}-\frac{x}{20} \right)\) (cm), trong đó x tính bằng m và t tính bằng s. Chu kỳ sóng và bước sóng lần lượt là
A T= 0,4s ; λ= 50m.
B T = 2,5s ; λ= 50cm.
C T = 0,4s ; λ= 20cm.
D T = 2,5s ; λ = 20m
- Câu 16 : Mạch điện xoay chiều gồm R,L,C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đọan mạch một điện áp xoay chiều cóbiểu thức u = \(U\sqrt{2}\text{cos100}\pi \text{t(V)}\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R, giữa hai đầu cuộn thuần cảm L và giữa hai đầu tụ điện C lần lượt là UR = 50(V), UL= 50(V), UC = 100(V). Biểu thức của cường độ dòng điện tức thời qua mạch là.
A \(I={{I}_{0}}\sqrt{2}\text{cos(100}\pi \text{t+}\frac{\pi }{4}\text{)(V)}\)
B \(I=I\sqrt{2}\text{cos(100}\pi \text{t+}\frac{\pi }{6}\text{)(V)}\)
C \(I=I\sqrt{2}\text{cos(100}\pi \text{t-}\frac{\pi }{4}\text{)(V)}\)
D \(I=I\sqrt{2}\text{cos(100}\pi \text{t+}\frac{\pi }{4}\text{)(V)}\)
- Câu 17 : Hãy tìm nhận xét đúng về con lắc lòxo.
A Con lắc lò xo có chu kỳ phụ thuộc vào việc kéo vật nhẹ hay mạnh trước khi buông tay cho vật dao động.
B Con lắc lò xo có chu kỳ tăng lên khi biên độ dao động tăng lên
C Con lắc lò xo có chu kỳ giảm xuống khi khối lượng vật nặng tăng lên
D Con lắc lò xo có chu kỳ không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường
- Câu 18 : Hệ số công suất của đọan mạch xoay chiều bằng 0 trong trường hợp nào sau đây?
A Đoạn mạch không có cuộn cảm.
B Đoạn mạch có điện trở bằng 0.
C Đoạn mạch không có tụ điện
D Đoạn mạch chỉ có điện trở thuần.
- Câu 19 : Một đoạn mạch gồm một điện trở mắc nối tiếp với một cuộn dây thuần cảm, khi vôn kế mắc giữa hai đầu điện trở thì số chỉ vôn kế là 80V, mắc giữa hai đầu cuộn dây số chỉ là 60V. Số chỉ vôn kế là bao nhiêu khi mắc giữa hai đầu đoạn mạch trên.
A 100V
B 80V
C 140V
D 20V
- Câu 20 : Cho đoạn mạch RLC nối tiếp trong đó R là biến trở. Khi R thay đổi đến giá trị sao cho công suất trong mạch cực đại, tìm hệ số công suất công suất của mạch.
A 0,7
B 0,8
C 0,9
D 0,85
- Câu 21 : Khi có sóng dừng trên dây AB thì thấy trên dây có 7 nút ( kể cả A và B) tần số sóng là 42 Hz. Với dây AB và vận tốc truyền sóng như trên , muốn trên dây có 5 nút ( kể cả A và B) thì tần số sóng phải là bao nhiêu.
A 32hz
B 36Hz
C 28Hz
D 24Hz
- Câu 22 : Một con lắc lò xo đặt nằm ngang dao động điều hòa gồm vật nặng khối lượng 200 g và lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng 100N/m,. Trong quá trình dao động chiều dài của lò xo biến thiên từ 18cm đến 30cm. Tìm cơ năng của vật.
A 0,18J
B 1,8J
C 1,8kJ
D 18J
- Câu 23 : Cho đoạn mạch AB gồm một cuộn dây có điện trở hoạt động R và hệ số tự cảm L = 0,3/π (H) mắc nối tiếp với một tụ điện C = 10-3/6π (F). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp \({{u}_{AB}}=220\sqrt{2}\text{cos100}\pi \text{t(V)}\) thì điện áp tức thời ở hai đầu cuộn dây sớm pha π/2 so với điện áp tức thời ở hai đầu AB. Giá trị của R bằng bao nhiêu?
A 30Ω
B 40Ω
C 50Ω
D 60Ω
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất