ôn tập chương sự điện li
- Câu 1 : Dung dịch X có pH = 5 gồm các ion NH4+, Na+, Ba2+ và 1 anion Y. Y có thể là anion nào sau đây?
A CO32-.
B SO42-.
C NO3-.
D CH3COO-.
- Câu 2 : Cho các phản ứng hóa học sau:1. (NH4)2CO3 + CaCl2 →2. Na2CO3 + CaCl2 →3. (NH4)2CO3 + Ca(OH)2 →4. K2CO3 + Ca(NO3)2 →5. H2CO3 + CaCl2 →Số phản ứng có cùng một phương trình ion rút gọn: CO32- + Ca2+ → CaCO3 là
A 6.
B 5.
C 4.
D 3.
- Câu 3 : Dung dịch muối nào có pH = 7?
A AlCl3.
B CuSO4.
C Na2CO3.
D KNO3.
- Câu 4 : Có 4 dung dịch có nồng độ bằng nhau: HCl (pH = a); H2SO4 (pH = b); NH4Cl (pH = c); NaOH (pH = d). Kết quả nào sau đây đúng?
A d < c < a < b.
B a < b < c < d.
C c < a < d < b.
D b < a < c < d.
- Câu 5 : Cho các ion sau: K+; Fe2+; NH4+; H+; Cl-; SO42-; NO3-; CO32-. Có hai dung dịch mỗi dung dịch chứa 2 cation và 2 anion trong các ion trên không trùng nhau. Hai dung dịch đó là
A dd 1: Fe2+; H+; SO42-; Cl- và dd 2: K+; NH4+; CO32-; NO3-.
B dd 1: NH4+; H+; SO42-; CO32- và dd 2: K+; Fe2+; NO3-; Cl-.
C dd 1: Fe2+; H+; NO3-; SO42- và dd 2: K+; NH4+; CO32-; Cl-.
D dd 1: Fe2+; K+; SO42-; NO3- và dd 2: H+; NH4+; CO32-; Cl-.
- Câu 6 : Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
A Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
B Không tồn tại phân tử trong dung dịch chất điện li.
C Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
D Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
- Câu 7 : Để được dung dịch chứa: 0,05 mol Al3+; 0,06 mol SO42-; 0,03 mol Cl-. Phải hòa tan vào nước những muối nào, bao nhiêu mol?
A 0,02 mol Al2(SO4)3 và 0,01 mol AlCl3.
B 0,03 mol AlCl3 và 0,01 mol Al2(SO4)3.
C 0,05 mol AlCl3 và 0,01 mol Al2(SO4)3.
D 0,01 mol Al2(SO4)3 và 0,02 mol AlCl3.
- Câu 8 : Cho các cặp ion sau trong dung dịch: (1) H+ và HCO3-; (2) AlO2- và OH-; (3) Mg2+ và OH-; (4) Ca2+ và HCO3-; (5) OH- và Zn2+; (6) K+ và NO3-; (7) Na+ và HS-; (8) H+ và AlO2-. Những cặp ion phản ứng được với nhau là
A (1), (2), (4), (7).
B (1), (2), (3), (8).
C (1), (3), (5), (8).
D (2), (3), (6), (7).
- Câu 9 : Chất nào trong các chất sau đây không phải là chất có tính lưỡng tính
A NaHCO3
B Al(OH)3
C ZnO
D Al
- Câu 10 : Chất nào sau đây là chất không điện li?
A Saccarozơ.
B Axit axetic.
C HCl.
D NaCl.
- Câu 11 : Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong 1 dung dịch là
A Ca2+, Cl-, Na+, CO32-.
B K+, Ba2+, OH-, Cl-.
C Al3+, SO42-, Cl-, Ba2+.
D Na+, OH-, HCO3-, K+.
- Câu 12 : Dung dịch A chứa các cation gồm Mg2+, Ba2+, Ca2+ và các anion gồm Cl- và NO3-. Thêm từ từ dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho tới khi lượng kết tủa thu được lớn nhất thì dừng lại, lúc này lượng dung dịch Na2CO3 đã dùng là 250ml. Tổng số mol các anion có trong dung dịch A là:
A 1,0.
B 0,25.
C 0,75.
D 0,5.
- Câu 13 : Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản ứng hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Tổng khối lượng muối có trong 300 ml dung dịch X là
A 71,4 gam.
B 86,2 gam.
C 119 gam.
D 23,8 gam.
- Câu 14 : Hòa tan m gam Na vào nước được 100 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là
A 0,23 gam.
B 2,3 gam.
C 3,45 gam.
D 0,46 gam.
- Câu 15 : Thêm từ từ dung dịch HCl có pH = 0 vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn hợp muối cacbonnat của 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau đến khi có 0,015 mol khí thoát ra thì dừng lại. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư cho 3 gam kết tủa. Công thức của 2 muối và thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A Li2CO3 và Na2CO3; 0,03 lit.
B Li2CO3 và Na2CO3; 0,06 lit.
C Na2CO3 và K2CO3; 0,03 lit.
D Na2CO3 và K2CO3; 0,06 lit.
- Câu 16 : Cho a gam dung dịch H2SO4 loãng nồng độ C% tác dụng hoàn toàn với hỗn hợp 2 kim loại K và Fe (Lấy dư so với lượng phản ứng). Sau phản ứng, khối lượng khí sinh ra là 0,04694a gam. Giá trị của C% là :
A 25%.
B 14,5%.
C 13%.
D 24,5%.
- Câu 17 : Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH 0,25M và Ba(OH)2 0,15M dung dịch Y chứa hỗn hợp H2SO4 0,5M và HNO3 0,2M.Trộn V lít dung dịch X với V’ lit dung dịch Y thu được dung dịch Z có pH = 3. Tỉ lệ V / V’ là
A 2,17.
B 1,25.
C 0,46.
D 0,08.
- Câu 18 : Chia dung dịch A chứa các ion Fe3+; NH4+; SO42- và Cl- thành hai phần bằng nhau. Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu dược 1,07 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc). Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 4,66 gam kết tủa.Tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn cẩn thận dung dịch A là:
A 3,73 gam.
B 4,76 gam.
C 6,92 gam.
D 7,46 gam.
- Câu 19 : Dung dịch X chứa 0,025 mol CO32-; 0,1 mol Na+; 0,3 mol Cl-; còn lại là ion NH4+. Cho 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào dung dịch X và đun nóng nhẹ. Hỏi sau khi phản ứng kết thúc, tổng khối lượng hai dung dịch sau phản ứng giảm bao nhiêu gam (giả sử hơi nước bay hơi không đáng kể)?
A 6,761 gam.
B 4,925 gam.
C 6,825 gam.
D 12,474 gam.
- Câu 20 : Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3- và 0,02 mol SO42-. Cho 120 ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 3,732 gam kết tủa. Giá trị của z, t lần lượt là
A 0,020 và 0,012.
B 0,020 và 0,120.
C 0,120 và 0,020.
D 0,012 và 0,096.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ