Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion...
- Câu 1 : Cho dung dịch CH3COOH 0,1M. Nhận định nào sau đây về pH của dung dịch axit này là đúng:
A. Lớn hơn 1 nhưng nhỏ hơn 7
B. Nhỏ hơn 1
C. Bằng 7
D. Lớn hơn 7
- Câu 2 : Cho Mg(OH)2 tác dụng với dung dịch HCl. Phương trình ion rút gọn của phản ứng
A. Mg2+ + 2Cl- → MgCl2
B. H+ + OH- → H2O
C. Mg(OH)2+ 2H+ → Mg2+ + 2H2O
D. Mg(OH)2+2Cl- → MgCl2+ 2OH-
- Câu 3 : Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch
B. Không tồn tại các phân tử trong dung dịch các chất điện li
C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li
D. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất
- Câu 4 : Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch:
A. Cu + Cl2 → CuCl2
B. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
C. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
D. Zn + Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
- Câu 5 : Dãy gồm các ion không cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. Na+, K+, OH-, NH4+
B. K+, Ba2+, OH-, Cl-
C. Al3+, NO3- , Cl-, Ba2+
D. K+, Cl-, Na+, CO32–
- Câu 6 : Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn: H+ + OH- → H2O
A. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
B. Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O
C. 3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 +3NaCl
D. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
- Câu 7 : Trộn 400 ml dung dịch X chứa Na+, K+ và x mol OH– (tổng số mol Na+ và K+ là 0,06) với 600 ml dung dịch Y chứa 0,01 mol \(SO_4^{2-}\), 0,03 mol Cl–, y mol H+. pH của dung dịch thu được sau phản ứng là?
A. 1,0.
B. 12,0.
C. 2,0.
D. 13,0.
- Câu 8 : Biết rằng A là dung dịch NaOH có pH = 12 và B là dung dịch H2SO4 có pH=2. Để phản ứng vừa đủ với V1 lít dung dịch A cần V2 lít dung dịch B. Quan hệ giữa V1 và V2 là:
A. V1 = V2
B. V1 = 2V2.
C. V2 = 2V1 .
D. V2 = 10V1.
- Câu 9 : Dung dịch X chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol NO3-. Biểu thức liên hệ nào sau đây đúng:
A. 2a.2b= c + d
B. 2a + 2b = c + d
C. 2a + 2b = c.d
D. a + b = 2c + 2d
- Câu 10 : Dung dịch X gồm: a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3- ; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X:
A. 33,8.
B. 28,5.
C. 29,5.
D. 31,3.
- Câu 11 : Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion xảy ra
A. Chất kết tủa (chất ít tan hơn, chất không tan)
B. Chất dễ bay hơi
C. Chất điện li yếu hơn
D. Tất cả đều đúng
- Câu 12 : Tại sao các phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ, phản ứng giữa muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra?
A. Vì phản ứng tạo ra chất kết tủa
B. Vì phản ứng tạo ra chất bay hơi
C. Vì phản ứng tạo ra chất bay hơi và chất điện li yếu
D. Vì phản ứng tạo ra chất kết tủa, chất bay hơi và chất điện li yếu
- Câu 13 : Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2CO3 + CaCl2
(2) Na2CO3 + CaCl2
(3) (NH4)2CO3 + Ca(OH)2
(4) K2CO3 + Ca(NO3)2
(5) H2CO3 + CaCl2
(6) CO2 + Ca(OH)2
Số phản ứng có cùng phương trình ion rút gọn CO32- + Ca2+ → CaCO3 là:A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 6.
- Câu 14 : Phương trình S2- + 2H+ → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng?
A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.
B. 2HClO3 + K2S → 2KCl3.
C. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.
D. 2NaHSO4 + Na2S → 2Na2SO4 + H2S.
- Câu 15 : Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn dạng: 2H+ + CO3 2- → CO2 + H2O.
A. K2CO3 + 2HNO3 → 2KNO3 + CO2 + H2O.
B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
C. Na2CO3 + CH3COOH → 2CH3COONa + CO2 + H2O.
D. 2NaHCO3 + H2SO4 (loãng) → Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O.
- Câu 16 : Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)2?
A. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4
B. Fe2(SO4)3 + KI
C. Fe(NO3)3 + Fe
D. Fe(NO3)2 + KOH
- Câu 17 : ptpt của các phản ứng có phương trình ion thu gọn Pb2+ + SO42- -> PbSO4
A. PbS + H2SO4 => PbSO4 + H2S
B. PbO + H2SO4 => PbSO4 + H2O
C. PbNO3 + H2SO4 => PbSO4 + HNO3
D. PbS + AgSO4=> PbSO4 + AgS
- Câu 18 : Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3
A. KBr
B. K3PO4
C. HCl
D. H3PO4
- Câu 19 : Cho dung dịch chứa các ion sau : Na+ ,Ca2+ ,Mg2+ ,Ba2+ , H+ , NO3-. Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa ion lạ vào dung dịch người ta dùng :
A. dung dịch K2CO3vừa đủ .
B. dung dịch Na2SO4 vừa đủ.
C. dung dịch KOH vừa đủ.
D. dung dịch Na2SO3 vừa đủ.
- Câu 20 : Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch ?
A. AlCl3 và Na2CO3
B. HNO3 và NaHCO3
C. NaAlO2 và KOH
D. NaCl và AgNO3
- Câu 21 : Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion thu gọn là H+ + OH- → H2O ?
A. HCl + NaOH → H2O + NaCl
B. NaOH + NaHCO3 → H2O + Na2CO3
C. H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4
D. H2SO4 +Ba(OH)2 → 2 H2O + BaSO4
- Câu 22 : Các ion nào sau không thể cùng tồn tại trong một dung dịch
A. Na+, Mg2+, NO3-, SO42-.
B. Ba2+, Al3+, Cl-, HSO4-.
C. Cu2+, Fe3+, SO42-, Cl-.
D. K+, NH4+, OH-, PO43-.
- Câu 23 : Các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là:
A. Na+, NH4+, SO42-, Cl-.
B. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.
C. Ag+, Mg2+, NO3-, Br-.
D. Fe2+, Ag+, NO3-, CH3COO-.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ