Đại cương dòng điện xoay chiều
- Câu 1 : Có thể tạo ra dòng điện xoay chiều biến thiên điều hòa theo thời gian trong một khung dây dẫn bằng cách cho khung dây
A Quay đều quanh một trục song song với đường cảm ứng từ trong một từ trường đều.
B Quay đều quanh một trục vuông góc với đường cảm ứng từ trong một từ trường đều.
C Cho khung dây chuyển động tịnh tiến đều trong một từ trường đều.
D Cho khung dây chuyển động tịnh tiến đều trong một từ trường không đều.
- Câu 2 : Chọn câu đúng. Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều:
A được xây dựng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
B được đo bằng ampe kế nhiệt.
C bằng giá trị trung bình chia cho 2 .
D bằng giá trị cực đại chia cho 2.
- Câu 3 : Đối với dòng điện xoay chiều cách phát biểu nào sau đây là đúng.
A Trong công nghiệp, có thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện.
B Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong một chu kỳ bằng không.
C Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong khoảng thời gian bất kỳ đều bằng không.
D Công suất toả nhiệt tức thời có giá trị cực đại bằng 2 lần công suất toả nhiệt trung bình.
- Câu 4 : Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào có dùng giá trị hiệu dụng.
A Hiệu điện thế .
B Chu kỳ.
C Tần số.
D Công suất.
- Câu 5 : Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng.
A Hiệu điện thế .
B Cường độ dòng điện.
C Suất điện động.
D Công suất
- Câu 6 : Biểu thức của cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều là i = I0cos(wt+φi), u = U0cos(wt+φu). Độ lệch pha giữa u và i là:
A φ =φu –φi
B φ = φu + φi
C j =φ \(\frac{{{\varphi _u} - {\varphi _i}}}{2}\)
D φ = \(\frac{{{\varphi _u} + {\varphi _i}}}{2}\)
- Câu 7 : Dòng điện xoay chiều có cường độ dòng điện và hiệu điện thế cực đại lần lượt là I0 và U0.Cường độ hiệu dụng I và hiệu điện thế hiệu dụng U có biểu thức:
A \(I = \frac{{{I_0}}}{2}\), \(U = \frac{{{U_0}}}{2}\)
B \(I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}\), \(U = \frac{{{U_0}}}{2}\)
C
\(I = {I_0}\sqrt 2 \), \(U = {U_0}\sqrt 2 \)
D \(I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}\), \(U = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }}\)
- Câu 8 : Một khung dây dẫn phẳng dẹt hình chữ nhật, diện tích S, gồm N vòng dây quay đều với tốc độ ω quanh một trục cố định trong một từ trường đều B. Biết trục quay là trục đối xứng nằm trong mặt phẳng khung và vuông góc với phương của từ trường. Chọn câu đúng:
A Phương trình của từ thông qua khung dây: Φ = NBS.cos(wt + φ)
B Từ thông cực đại qua khung dây Φ0 = NBS\(\sqrt2\).
C Từ thông cực đại qua khung dây Φ0 = NBS
D A và C.
- Câu 9 : Phương trình của từ thông qua khung dây: Φ = NBS.cos(wt + φ). Nhận xét sai về suất điện động xuất hiện trong khung dây:
A e = -ϕ' = NBSwsin(wt+ φ) = E0sinwt
B Suất điện động cực đại E0 = NBSw
C Suất điện động hiệu dụng E = \(\frac{{\omega NBS}}{{\sqrt 2 }}\)
D e = ϕ' = - NBSwsin(wt + φ )= - E0sinwt
- Câu 10 : Phương trình của từ thông và suất điện động trong khung dây lần lượt là:\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\Phi = {\Phi _0}.{\text{cos}}\left( {{\text{t}} + \varphi } \right)} \\
{{\text{e}} = {\Phi _0}\omega \sin \left( {{\text{t}} + \varphi } \right)}
\end{array}} \right.\)Biểu thức sai là:A \(\frac{{\phi _{}^2}}{{\phi _0^2}} + \frac{{e_{}^2}}{{E_0^2}} = 1\)
B \(\phi _{}^2 + \frac{{e_{}^2}}{{\omega _{}^2}} = \phi _0^2\)
C \({E_0} = \omega .{\phi _0}\)
D \(E = \frac{{{\phi _0}}}{{\sqrt 2 }}\)
- Câu 11 : Một khung dây quay điều quanh trục D trong một từ trường đều, vuông góc với trục quay D với tốc độ góc ω. Từ thông cực đại gởi qua khung φ0 và suất điện động cực đại E0 trong khung liên hệ với nhau bởi công thức:
A \({E_0} = \frac{{\omega {\varphi _0}}}{{\sqrt 2 }}\)
B \({E_0} = \frac{{{\varphi _0}}}{{\omega \sqrt 2 }}\)
C \({E_0} = \frac{{{\varphi _0}}}{\omega }\)
D \({E_0} = \omega .{\varphi _0}\)
- Câu 12 : Xác định giá trị trung bình theo thời gian của:a)\(2\sin 100\pi t\); b) \(2\cos 100\pi t;\)c)\(2\sin (100\pi t + \frac{\pi }{6})\); d)\(4{\sin ^2}100\pi t\);e) \(3cos(100\pi t - \frac{\pi }{3})\)
- Câu 13 : Trên một bóng đèn có ghi 220V - 100W, nổi đèn ấy vào mạng điện xoay chiều có U = 220V. Xác đinh:a) Điện trở của đèn;b) cường độ hiệu dụng qua đèn;c) Điện năng tiêu thụ của đèn trong một giờ
- Câu 14 : Một mạch điện gồm hai đèn mắc song song, trên mỗi đèn có ghi: 220V - 115W; 220V - 132W. Nối hai đầu của mạch điện ấy vào mạng điện xoay chiều có U = 220V. Xác định:a) công suất tiêu thụ trong mạch điện;b) cường độ dòng điện cung cấp cho mạch điện.
- Câu 15 : Trên một đèn có ghi 100V – 100W. Mạch điện sử dụng có U = 110V.Để đảm bảo đèn sang bình thường, phải mắc thêm vào mạch điện một điện trở bằng bao nhiêu ?
- Câu 16 : Trên một đèn có ghi 100V – 100W. Mạch điện sử dụng có U = 120V.Để đảm bảo đèn sang bình thường, phải mắc thêm vào mạch điện một điện trở bằng bao nhiêu ?
- Câu 17 : Với dòng điện xoay chiều, cường độ hiệu dụng I liên hệ với cường độ cực đại I0 theo công thức nào ?Cách giải :
A \(I = \frac{{{I_0}}}{2}\);
B \(I = \frac{{{I_0}}}{3}\);
C \(I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}\);
D \(I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 3 }}.\)
- Câu 18 : Điện áp tức thời giữa hai đầu của đoạn mạch xoay chiều là:U = 80cos100 πt (V)Tần số góc của dòng điện là bao nhiêu ?
A 100 π rad/s;
B 100 Hz;
C 50 Hz;
D 100 π Hz.
- Câu 19 : Điện áp tức thời giữa hai đầu của đoạn mạch xoay chiều là:U = 80cos100 πt (V). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch đó là bao nhiêu ?
A 80 V;
B 40 V;
C \(80\sqrt 2 \)V;
D \(40\sqrt 2 \)V.
- Câu 20 : Một đèn điện có ghi 110 V – 100 W mắc nối tiếp với điện trở R vào một mạch xoay chiều có\(u{\rm{ }} = {\rm{ }}220\sqrt 2 sin100{\rm{ }}\omega t{\rm{ }}\left( V \right)\). Để đèn sang bình thường, R phải có giá trị là bao nhiêu ?
A 1210 Ω;
B \(\frac{{10}}{{11}}\Omega \)
C 121 Ω;
D 110 Ω.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất