Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý Sở GD&ĐT Cà Mau - n...
- Câu 1 : Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máybiến áp này có tác dụng
A giảm cường độ dòng điện, giảm điện áp.
B giảm cường độ dòng điện, tăng điện áp.
C tăng cường độ dòng điện, tăng điện áp
D tăng cường độ dòng điện, giảm điện áp.
- Câu 2 : Khi nói về dao động cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
B Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì.
C Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
D Dao động cưỡng bức có biên độ không phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
- Câu 3 : Khi nói về Lực Lo-ren-xơ, phát biểu nào dưới đây sai? Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường
A có phương vuông góc với véctơ vận tốc.
B có phương vuông góc với đường sức từ.
C phụ thuộc vào dấu và độ lớn của điện tích.
D không phụ thuộc vào hướng của từ trường.
- Câu 4 : Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây sai?
A Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên là hai thành phần của một trường thống nhất gọi là điện từ trường.
B Điện từ trường không lan truyền được trong các điện môi.
C Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy.
D Trong quá trình lan truyền điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ tại một điểm luôn vuông góc với nhau.
- Câu 5 : Trên một sợi dây khi có sóng dừng, gọi λ là bước sóng, khoảng cách hai nút sóng liên tiếp là
A \(\frac{\lambda }{2}\)
B \(\lambda \)
C \(\frac{\lambda }{4}\)
D \(2\lambda \)
- Câu 6 : Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng hạt nhân nhân tạo?
A \({}_{92}^{238}U \to \alpha + {}_{90}^{234}Th\)
B \({}_2^4He + {}_7^{14}N \to {}_8^{17}O + {}_1^1H\)
C \({}_1^1p + {}_3^7Li \to 2.{}_2^4He\)
D \(\alpha + {}_{13}^{27}Al \to {}_{15}^{30}Si + n\)
- Câu 7 : Để phân loại sóng ngang và sóng dọc, ta căn cứ vào
A môi trường truyền sóng và phương truyền sóng.
B tốc độ lan truyền sóng và phương truyền sóng.
C phương dao động của phần tử môi trường và phương ngang.
D phương dao động của phần tử môi trường và phương truyền sóng.
- Câu 8 : Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{2}} \right)\)vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là \(i = {I_0}\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\). Biểu thức nào sau đây sai?
A \(\frac{u}{{{U_0}}} = \frac{i}{{{I_0}}}\)
B \(i = \frac{u}{R}\)
C \({I_0} = \frac{{{U_0}}}{R}\)
D \(\varphi = - \frac{\pi }{2}\)
- Câu 9 : Điện áp hai đầu một đoạn mạch là \(u = 100\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)(V)\). Pha ban đầu của điện áp này là
A \(\left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)rad\)
B \(100\pi rad\)
C \( - \frac{\pi }{3}rad\)
D \(100\sqrt 2 rad\)
- Câu 10 : Hạt mang điện tự do trong dung dịch điện phân là
A ion dương và lỗ trống.
B ion âm và êlêctrôn.
C êlêctrôn và lỗ trống.
D ion dương và ion âm.
- Câu 11 : Khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm, phát biểu nào sau đây sai?
A Độ lớn vận tốc của chất điểm tỉ lệ nghịch với độ lớn li độ của nó.
B Cơ năng của chất điểm được bảo toàn.
C Biên độ dao động của chất điểm không đổi trong quá trình dao động.
D Khi thế năng của chất điểm giảm thì động năng của nó tăng.
- Câu 12 : Đặt điện áp xoay chiều vào hai bản tụ điện có dung kháng là ZC = 50Ω. Điện áp giữa hai bản tụ điện được mô tả như hình bên. Biểu thức cường độ dòng điện qua tụ là
A \(i = 2\cos \left( {\frac{{50\pi t}}{3} - \frac{\pi }{6}} \right)(A)\)
B \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {\frac{{50\pi t}}{3} - \frac{\pi }{6}} \right)(A)\)
C \(i = 2\cos \left( {\frac{{100\pi t}}{3} + \frac{{5\pi }}{6}} \right)(A)\)
D \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {\frac{{100\pi t}}{3} - \frac{{5\pi }}{6}} \right)(A)\)
- Câu 13 : Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Một đám nguyên tử đang ở một trạng thái dừng được kích thích chuyển lên trạng thái dừng thứ m sao cho chúng có thể phát ra tối đa 3 bức xạ. Lấy \({r_0} = 5,{3.10^{ - 11}}m\). Bán kính quỹ đạo dừng m là
A 47,7.10-11 m.
B 15,9.10-11 m
C 10,6.10-11 m.
D 21,2.10-11 m.
- Câu 14 : Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình lần lượt là \({x_1} = 4\cos 10\pi t(cm);{x_2} = 4\sqrt 3 \sin 10\pi t(cm)\). Phương trình dao động của vật là
A \(x = 8\cos \left( {10\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
B \(x = 8\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
C \(x = 4\sqrt 2 \cos \left( {10\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
D \(x = 4\sqrt 2 \cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
- Câu 15 : Hai ống dây có chiều dài bằng nhau. Ống dây thứ nhất có cường độ dòng điện qua giảm đều từ I1 xuống 0 trong khoảng thời gian Δt . Ống dây thứ hai có số vòng dây lớn gấp đôi, diện tích mỗi vòng dây bằng một nửa so với ống dây thứ nhất, cường độ dòng điện qua ống tăng đều từ 0 lên I2 trong thời gian Δt. Trong khoảng thời gian Δt , suất điện động tự cảm trong hai ống dây bằng nhau. Mối liên hệ giữa I1 và I2 là
A I1 = I2
B I2 = 2I1
C I2 = 0,5I1
D I1 = 4I2
- Câu 16 : Lần lượt chiếu tia sáng từ không khí vào hai môi trường (1) và (2) có chiết suất n1 và n2 với cùnggóc tới i. Khi đó góc khúc xạ trong môi trường (1) là 300, góc khúc xạ trong môi trường (2) là 450. Kết luận nào dưới đây không đúng?
A Khi tia sáng truyền từ (1) sang (2) với góc tới bằng 300 thì góc khúc xạ bằng 450.
B Môi trường (1) chiết quang kém hơn môi trường (2).
C Có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần khi tia sáng truyền từ (1) sang (2).
D Khi tia sáng truyền từ (1) sang (2) với góc tới bằng 500 thì không còn tia khúc xạ.
- Câu 17 : Năng lượng liên kết của hạt nhân \({}_{27}^{60}Co\) là 512,5113MeV, biết khối lượng của nơtrôn, prôtôn lần lượt là mn =1,0087 u , mp = 1,0073u và 1u = 931,5MeV/c2 . Khối lượng của hạt nhân \({}_{27}^{60}Co\)là
A 59,934 u.
B 55,933u.
C 58,654 u.
D 59,462u.
- Câu 18 : Một nguồn có công suất phát âm 4 W, âm được phát đ ng hướng ra không gian. Biết cường độ âm chuẩn I0 =10-12 W/m. Mức cường độ âm tại điểm cách nguồn âm 2m là
A 109 dB.
B 112 dB.
C 106 dB.
D 115 dB.
- Câu 19 : Một sóng điện từ truyền trong chân không với bước sóng 150 m, cường độ điện trường cực đại và cảm ứng từ cực đại của sóng lần lượt là E0 và B0.Tại thời điểm nào đó, cường độ điện trường tại một điểm trên phương truyền sóng có giá trị \(\frac{{{E_0}\sqrt 3 }}{2}\) và đang tăng. Sau thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì cảm ứng từ tại điểm đó có giá trị bằng \(\frac{{{B_0}}}{2}\)?
A \(\frac{{250}}{3}\)ns.
B 62,5 ns.
C \(\frac{{500}}{3}\)ns.
D 125 ns.
- Câu 20 : Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: \(r = 1,5\Omega ;{R_1} = {R_3} = 10\Omega ;{R_2} = 5\Omega \).Bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối. Số chỉ của ampe kế là 1,2 A.Công suất của nguồn điện là
A 24 W.
B 30 W.
C 18 W.
D 37,5 W.
- Câu 21 : Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Lấy r0 = 5,3.10-11 m;k = 9.109 Nm2/c , e = 1,6.10-19 C. Khi hấp thụ năng lượng êlectron chuyển từ trạng thái cơ bản lên quỹ đạo M. Động năng của êlecton
A tăng một lượng 12,075eV.
B giảm một lượng 9,057eV.
C giảm một lượng 12,075eV.
D tăng một lượng 9,057eV.
- Câu 22 : Một kính hiển vi, vật kính có tiêu cự 1 cm, thị kính có tiêu cự 4 cm và khoảng cách hai kính 18 cm. Một người dùng kính này để quan sát một vật rất nhỏ trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực. Khi đó vật cách quang tâm của vật kính là
A 10,7692 mm.
B 10,8331 mm.
C 10,0541 mm.
D 10,6897 mm.
- Câu 23 : Thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng \({\lambda _1};{\lambda _2} = {\lambda _1} + 0,11\mu m\)từ vân trung tâm đến vân sáng gần nhất cùng màu với nó có 5 vân sáng của λ1và 4 vân sáng của λ2. Giá trị của λ1và λ2 lần lượt là
A 0,62 μm và 0,73 μm.
B 0,40 μm và 0,51 μm.
C 0,44 μm và 0,55 μm.
D 0,55 μm và 0,66 μm.
- Câu 24 : Một êlectron có điện tích e = 1,6.10-19 C; khối lượng me = 9,1.10-31 kg bay với tốc độ 1,2.107 m/s dọc theo hướng đường sức của điện trường đều từ một điểm có điện thế V1 = 600 V . Điện thế V2 tại điểm mà êlectron dừng lại là
A 790,5V.
B 409,5V.
C 190,5V.
D 219,0 V.
- Câu 25 : Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 500 g và lò xo nhẹ có độ cứng 200 N/m dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Quãng đường vật đi được trong một chu kì là 20 cm. Khoảng thời gian ngắn nhất để vận tốc của vật có giá trị từ \( - 50\sqrt 3 cm/s\) đến \(50\sqrt 3 cm/s\)là
A \(\frac{\pi }{{20}}s\).
B \(\frac{\pi }{{60}}s\).
C \(\frac{\pi }{{30}}s\).
D \(\frac{\pi }{{40}}s\).
- Câu 26 : Thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn sóng có cùng phương trình dao động u = 4cos(40πt) (cm).Xét về một phía so với đường trung trực của đoạn nối hai nguồn ta thấy cực đại thứ k có hiệu đường truyền sóng là 10 cm và cực đại thứ (k +3) có hiệu đường truyền sóng là 25 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
A \(\sqrt 3 m/s\).
B 2 m/s.
C \(\sqrt 2 m/s\).
D 1 m/s.
- Câu 27 : Tiến hành thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí. Một học sinh đo được bước sóng của sóng âm là 75 ±1 cm , tần số dao động của âm là 440 ± 10 Hz . Sai số của phép đo tốc độ truyền âm là
A 21,1 cm/s.
B 11,9 m/s.
C 11,9 cm/s.
D 21,1 m/s.
- Câu 28 : Cho phản ứng hạt nhân \({}_1^1p + {}_4^9Be \to {}_3^6Li + {}_2^4He + 2,15MeV\). Biết hạt prôtôn có động năng 5,45MeV, hạt Be đứng yên, tỉ số vận tốc giữa hai hạt He và Li là 4/3. Bỏ qua bức xạ γ và lấy khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị u xấp xỉ bằng số khối của chúng. Hạt Li bay theo phương hợp với phương ban đầu của prôtôn một góc xấp xỉ bằng
A 86,820.
B 83,280.
C 62,500.
D 58,690.
- Câu 29 : Pôlini \({}_{86}^{210}Po\) là chất phóng xạ, phát ra một hạt α và biến đổi thành hạt nhân X. Ban đầu có 7,0g hạt \({}_{86}^{210}Po\) nguyên chất. Tại thời điểm t tỉ số giữa số hạt nhân X và số hạt nhân Po còn lại là 3. Khối lượng hạt nhân X được tạo thành đến thời điểm t là
A 5,15g.
B 3,43g.
C 1,75g.
D 5,25g.
- Câu 30 : Đặt điện áp xoay chiều có tần số f và điện áp hiệu dụng U không đổi vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Thay đổi C để điện áp hiệu dụng hai đầu R đạt giá trị cực đại là URm thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện là U1C, với U1C = 0,5URm . Nếu điều chỉnh C để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt cực đại là UCm thì điện áp hiệu dụng hai đầu R là U2R. Tỉ số \(\frac{{{U_{Cm}}}}{{{U_{2R}}}}\) là
A 2,24.
B 1,24.
C 2,50.
D 1,75.
- Câu 31 : Một sợi dây PQ dài 120 cm, hai đầu cố định, đang có sóng dừng ổn định. Bề rộng của bụng sóng là . 4a .Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động cùng pha và cùng biên độ bằng a là 10 cm.Số bụng sóng trên PQ là
A 4
B 8
C 6
D 10
- Câu 32 : Hai con lắc lò xo giống nhau có cùng độ cứng 50 N/m, được treo vào hai điểm trên cùng giá đỡ. Chọn trục Ox có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. Phương trình dao động của hai con lắc lần lượt là \({x_1} = 3\cos (10\sqrt 3 t - \frac{\pi }{6})cm;{x_2} = 4\cos (10\sqrt 3 t + \frac{\pi }{3})cm\). Lấy g = 102 m/s . Hợp lực do hai con lắc tác dụng lên giá đỡ trong quá trình dao động có độ lớn cực đại gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 4,2 N.
B 3,5 N.
C 5,8 N.
D 6,8 N.
- Câu 33 : Cho đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được và tụ điện có điện dung C theo thứ tự đó mắc nối tiếp. Gọi M là điểm nối giữa R và cuộn cảm; N là điểm nối giữa cuộn cảm và tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Cho L thay đổi, điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch AN và MN thay đổi theo đồ thị như hình vẽ. Khi L = L1 +L2 thì hệ số công suất của mạch là
A cosφ = 0,86.
B cosφ = 0,36.
C cosφ = 0,96.
D cosφ = 0,53.
- Câu 34 : Đặt điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng U không đổi, tần số góc ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Biết CR2 < 2L . Khi \(\omega = {\omega _1} = 100\pi \left( {rad/s} \right)\) hoặc \(\omega = {\omega _2} = 120\pi \left( {rad/s} \right)\)thì công suất tiêu thụ trong mạch như nhau. Khi ω = ω3 hoặc ω = ω3 + 40π (rad/s) thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đều bằng 1,4U. Để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt giá trị cực đại thì ω phải có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 112π rad/s.
B 96π rad/s.
C 84π rad/s.
D 104π rad/s .
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất