Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sử năm 2021 số 3 (c...
- Câu 1 : Dập dìu trống đánh cờ xiêu/ Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây là khẩu hiệu thay đổi về mục tiêu đấu tranh chống thực dân Pháp (1858-1884) của nhân dân ta sau sự kiện nào?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Patơnôt.
C. Hiệp ước Giáp Tuất.
D. Hiệp ước Hác Măng.
- Câu 2 : Điểm khác nhau về quy mô “bình định” miền Nam Việt Nam trong kế hoạch Xta lây - Tay lo so với kế hoạch Giôn Xơn - Mácna Mara là
A. Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
B. Cả miền Nam và miền Bắc.
C. Xung quanh Sài Gòn.
D. Trên toàn miền Nam.
- Câu 3 : Vì sao ngay sau khi hòa bình lập lại năm 1954, nhân dân miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất?
A. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp.
B. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp.
C. Xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương kháng chiến lớn.
D. Để khắc phục hậu quả chiến tranh để lại.
- Câu 4 : Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không nằm trong phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Ba Đình
B. Khởi nghĩa Yên Thế
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy
D. Khởi nghĩa Hương Khê
- Câu 5 : Điểm khác biệt căn bản của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896) là
A. Kết cục đấu tranh
B. Mục đích đấu tranh
C. Phương pháp đấu tranh
D. Lực lượng chủ yếu
- Câu 6 : Các nước Tây Âu liên kết lại với nhau dựa trên cơ sở nào
A. Có chung đường biên giới
B. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị
C. Tương đồng nền văn hoá, trình độ phát triển, khoa học – kĩ thuật
D. Chung nền văn hoá, trình độ phát triển, khoa học – kĩ thuật
- Câu 7 : Việt Nam có thể rút ra bài học gì về sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản
A. Giảm chi phí cho quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế.
B. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên
C. Đầu tư nghiên cứu khoa học và chú trọng giáo dục.
D. Áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật một cách hiệu quả vào sản xuất
- Câu 8 : Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào Đồng khởi (1959-1960)?
A. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
B. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công
C. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ
D. Mĩ phải thừa nhận thất bại trong chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới ở miền Nam
- Câu 9 : Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng (từ tháng 8/1958 đến tháng 2/1859 ) đã
A. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp
B. bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp
C. bước đầu làm thất bại âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ” của Pháp
D. làm thất bại âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ” của Pháp
- Câu 10 : Từ năm 1945 đến năm 1950, Liên Xô bắt tay vào khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh
A. Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp vẫn là đồng minh, giúp đỡ lẫn nhau
B. là nước thắng trận, thu nhiều lợi nhuận và thành quả từ Hội nghị Ianta
C. đất nước chịu nhiều tổn thất về người và của, khó khăn nhiều mặt
D. được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân trong nước và thế giới
- Câu 11 : Điểm giống nhau của phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào cách mạng 1936 – 1939 là
A. Đều thành lập mặt trận dân tộc để tập hợp đông đảo quần chúng đấu tranh
B. Đều để lại cho Đảng bài học kinh nghiệm quý báu về giành và giữ chính quyền
C. Đều xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là chống đế quốc, chống phong kiến
D. Đều huy động lực lượng của toàn dân tộc tham gia đấu tranh
- Câu 12 : Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong "Chiến tranh cục bộ"?
A. Lực lượng quân chư hầu
B. Lực lượng quân viễn chinh Mỹ
C. Lực lượng quân đồng minh Mĩ
D. Lực lượng quân ngụy
- Câu 13 : Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào năm 1963 là gì?
A. Mĩ và tay sai lo sợ trước những thắng lợi vang dội của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận
B. Do mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn
C. Do Mĩ giật dây các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn
D. Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình
- Câu 14 : Vai trò lớn nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với cách mạng Việt Nam là gì?
A. Thực hiện phong trào “vô sản hóa”.
B. Lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân.
C. Chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
D. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin về nước.
- Câu 15 : Nguồn gốc của cuộc Chiến tranh lạnh là:
A.Xuất phát từ tham vọng làm bá chủ thế giới của Mĩ.
B.Do sự chi phối của trật tự hai cực Ianta.
C. Xuất phát từ mục tiêu chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa của Mĩ.
D. Do sự đối lập vê mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô
- Câu 16 : Sau khi Liên Xô tan rã, “quốc gia kế tục” là Liên bang Nga, được kế thừa
A. Địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô tại nước ngoài.
B. Toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ, thành tựu và hạn chế của Liên Xô trên các mặt.
C. Toàn bộ những quyền lợi của Liên Xô.
D. Tình trạng rối loạn về kinh tế , chính trị, xã hội.
- Câu 17 : Ý nào không phản ánh chính xác tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954?
A. Tổng tuyển cử thống nhất đất nước chưa được tiến hành
B. Pháp rút quân khỏi miền Bắc nhưng phá hoại cơ sở kinh tế gây nhiều khó khăn khi ta về tiếp quản
C. Pháp rút quân khỏi miền Nam, Mĩ nhảy vào biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới
D. Pháp rút quân khỏi miền Bắc, nhân dân Việt Nam tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất đất nước
- Câu 18 : Sự khác biệt trong âm mưu của Mĩ giữa cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai so với lần thứ nhất là gì?
A. Giành thắng lợi quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mĩ.
B. Ngăn chặn sự chi viện từ ngoài vào miền Bắc, miền Bắc vào miền Nam.
C. Uy hiếp tinh thần của nhân dân ta ở hai miền Nam – Bắc.
D. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của nhân dân miền Bắc.
- Câu 19 : Một tấc không đi, một li không rời” là khẩu hiệu thể hiện quyết tâm của nhân dân miền Nam trong
A. cuộc đấu tranh yêu cầu Mĩ thi hành Hiệp định Paris.
B. cuộc đấu tranh yêu cầu Mĩ - Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ.
C. cuộc đấu tranh chống phá “ấp chiến lược” 1961 - 1965.
D. phong trào “Đồng khởi” 1959 - 1960.
- Câu 20 : Điểm khác biệt lớn nhất giữa cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Thực dân Pháp ở Việt Nam so với lần thứ nhất là:
A. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào giao thông vận tải của Việt Nam.
B. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam.
C. Đầu tư vào phát triển văn hóa và ổn định chính trị ở Việt Nam.
D. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô nhỏ vào tất cả các ngành kinh tế Việt Nam.
- Câu 21 : Sự kiện nào chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam kể từ khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
B. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước
C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua
D. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập
- Câu 22 : Hội nghị Ianta (tháng 2-1945) không thông qua quyết định nào?
A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình, an ninh thế giới.
B. Quy định việc đóng quân tại các nước nhằm giải pháp quân đội phát xít.
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
D. Giao cho quân Pháp việc giải pháp quân đội Nhật ở Đông Dương
- Câu 23 : Trước tình thế sa lầy và thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương, thái độ của Mỹ đối với cuộc chiến tranh Đông Dương như thế nào?
A. Chuẩn bị can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương
B. Can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương
C. Bắt đầu can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương
D. Không can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương
- Câu 24 : Điểm khác biệt về nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN so với Liên hợp quốc là
A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
B. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
C. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Câu 25 : Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của Hiệp định Pari năm 1973?
A. Hoa Kì cam kết tông trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
B. Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt
C. Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực
D. Miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do
- Câu 26 : Một trong những xu thế của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh mà Việt Nam đang vận dụng để phát triển kinh tế hiện nay là
A. Hợp tác với các nước đang phát triển.
B. Hợp tác cùng phát triển.
C. Tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa.
D. Hợp tác với các nước phát triển.
- Câu 27 : Ý nghĩa giống nhau cơ bản của chiến thắng trận Ấp Bắc (Mỹ Tho) ngày 02-01-1963 và chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8-1965?
A. Đều chứng tỏ tinh thần kiên cường bất khuất của nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mĩ cứu nước
B. Hai chiến thắng trên đều chống một loại hình chiến tranh của Mỹ
C. Đều chứng minh khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh mới của Mỹ
D. Đều thể hiện sức mạnh vũ kí của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ cho cách mạng Việt Nam
- Câu 28 : Một trong những điểm giống nhau giữa các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) là đều
A. sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường
B. có sự kết hợp với cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc trên quy mô lớn
C. thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
D. dựa vào vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại do Mĩ cung cấp
- Câu 29 : Khó khăn mới đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta vào cuối năm 1949 đầu năm 1950 là gì?
A. Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
B. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiến hành trong điều kiện hoàn toàn tự lực cách sinh.
C. Pháp đẩy mạnh xây dựng quân đội tay sai và thành lập chính quyền bù nhìn.
D. Tương quan lực lượng giữa ta và địch chênh lệch theo chiều hướng có lợi cho Pháp và bất lợi cho ta.
- Câu 30 : Nhận xét nào dưới đây đúng về cuộc khai thác thuộc địa lần thư nhất của thực dân Pháp?
A. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp quan tâm đầu tư phát triển kinh tế.
B. Thực dân Pháp không chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp nặng
C. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp xây dựng nhiều trường học để đào tạo lao động.
D. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp tăng cường đàn áp các phong trào đấu tranh yêu nước
- Câu 31 : Sự kiện đánh dấu châu Phi đã hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ là
A. Namibia tuyên bố độc lập
B. Angiêri tuyên bố độc lập
C. Ăngôla tuyên bố độc lập
D. Nam Phi tuyên bố độc lập
- - Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử Lịch Sử 2019 có lời giải chi tiết cực hay !!
- - Tổng hợp đề thi Lịch Sử mức độ thông hiểu - vận dụng cao !!
- - Tổng hợp Đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử có đáp án !!
- - 8 Đề luyện tập môn Lịch Sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG 2019 Lịch Sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề ôn thi THPTQG 2019 môn Lịch Sử có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG môn lịch Sử có lời giải !!
- - Bộ đề luyện thi THPTQG môn Lịch Sử cực hay có đáp án !!