30 bài tập trắc nghiệm mệnh đề
- Câu 1 : Nêu mệnh đề phủ định của các mệnh đề sau:
A a) Tồn tại một số chất khí không dẫn điện.
b) Nhà toán học Cauchy không phải là người Ý.
c) 9801 phải là số chính phương.
d) Giải thưởng cao nhất về toán học trên thế giới không phải là giải Nobel.
e) Không phải có vô số số nguyên tố.
f) Nói một năm có tối đa 52 ngày chủ nhật là sai.
B a) Tồn tại một số chất khí có dẫn điện.
b) Nhà toán học Cauchy không phải là người Ý.
c) 9801 không phải là số chính phương.
d) Giải thưởng cao nhất về toán học trên thế giới không phải là giải Nobel.
e) Có 1 số là số nguyên tố.
f) Nói một năm có tối đa 52 ngày chủ nhật là sai.
C a) Tồn tại một số chất khí có dẫn điện.
b) Nhà toán học Cauchy không phải là người Ý.
c) 9801 không phải là số chính phương.
d) Giải thưởng cao nhất về toán học trên thế giới không phải là giải Nobel.
e) Không phải có vô số số nguyên tố.
f) Một năm không phải có tối đa 52 ngày chủ nhật.
D a) Tồn tại một số chất khí có dẫn điện.
b) Nhà toán học Cauchy không phải là người Ý.
c) 9801 không phải là số chính phương.
d) Giải thưởng cao nhất về toán học trên thế giới là giải Nobel.
e) Không phải có vô số số nguyên tố.
f) Một năm không phải có tối đa 52 ngày chủ nhật.
- Câu 2 : Cho mệnh đề chứa biến P: “\(x + 1 < 4\)”. Tìm x để được mệnh đề đúng.
A \(x = 3\)
B \(x = 2\)
C \(x = 5\)
D \(x = 4\)
- Câu 3 : Mệnh đề chứa biến “\({x^3} + 4{x^2} - 5x = 0\)” đúng với giá trị nào của x
A \(x = 0;x = 1\)
B \(x = 0;x = 1;x = - 5\)
C \(x = 0;x = - 5;x = - 1\)
D \(x = - 5;x = 1\)
- Câu 4 : Mệnh đề kéo theo nào dưới đây là sai
A Nếu a có tận cùng bằng 0 thì a chia hết cho 5
B Nếu \(3 < 4\) thì \(3 + 1 < 4 + 1.\)
C Nếu gió mùa về thì trời trở lạnh.
D Nếu \( - 4 < - 3\) thì \(\left( { - 4} \right).2 > \left( { - 3} \right).2\)
- Câu 5 : Mệnh đề phủ định của mệnh đề \(''5 + 4 = 10''\) là:
A \(5 + 4 < 10\)
B \(5 + 4 \le 10\)
C \(5 + 4 \ge 10\)
D \(5 + 4 \ne 10\)
- Câu 6 : Phủ định của mệnh đề P: “9 chia hết cho 3” là.
A 3 chia hết 9
B 9 không chia hết cho 3
C 9 là bội số của 3
D 3 không chia hết cho 9
- Câu 7 : Mệnh đề đảo của mệnh đề \(M \Rightarrow N\) là mệnh đề
A \(N \Rightarrow M\)
B \(M \Rightarrow N\)
C \(M \Leftrightarrow N\)
D \(N \Leftrightarrow M\)
- Câu 8 : Phát biểu nào dưới đây là mệnh đề sai?
A 5 là ước của 125.
B
2020 chia hết cho 101.
C 9 là số chính phương.
D
91 là số nguyên tố.
- Câu 9 : Tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề \(P:\,\,''\sqrt 2 \) là số vô tỉ\(''\,\,?\)
A \(\overline P :\,\,''\sqrt 2 \) là số tự nhiên\(''.\)
B \(\overline P :\,\,''\sqrt 2 \) là số thực\(''.\)
C \(\overline P :\,\,''\sqrt 2 \) không là số vô tỉ\(''.\)
D \(\overline P :\,\,''\sqrt 2 \) là số nguyên\(''.\)
- Câu 10 : Cho mệnh đề \(''\forall x \in \mathbb{R},{x^2} - x + 3 < 0''.\) Hỏi mệnh đề nào là mệnh đề phủ định của mệnh đề trên?
A \(\forall x \in \mathbb{R},{x^2} - x + 3 \ge 0\).
B \(\exists x \in \mathbb{R},{x^2} - x + 3 \le 0\).
C \(\exists x \in \mathbb{R},{x^2} - x + 3 \ge 0.\)
D Không tồn tại \( x \in \mathbb{R},{x^2} - x + 3 \ge 0.\)
- Câu 11 : Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào là mệnh đề sai?
A Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
B Tam giác cân có một góc bằng \(60^\circ \) là tam giác đều.
C Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.
D Tam giác có hai đường cao bằng nhau là tam giác cân.
- Câu 12 : Mệnh đề nào sau đây có mệnh đề đảo đúng?
A Nếu \(a\) và \(b\) cùng chia hết cho \(c\) thì \(a + b\) chia hết cho \(c.\)
B Nếu \(a > b\) thì \({a^2} > {b^2}.\)
C Nếu số nguyên chia hết cho \(14\) thì chia hết cho cả \(7\) và \(2.\)
D Hai tam giác bằng nhau có diện tích bằng nhau.
- Câu 13 : Cho mệnh đề \(P\): “\(9\) là số chia hết cho \(3\)”. Mệnh đề phủ định của mệnh đề \(P\) là:
A \(\overline P \): “\(9\) là ước của \(3\)”.
B \(\overline P \): “\(9\) là bội của \(3\)”.
C \(\overline P \): “\(9\) là số không chia hết cho \(3\)”.
D \(\overline P \): “\(9\) là số lớn hơn \(3\)”.
- Câu 14 : Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng.
A Nếu \(a\) và \(b\) chia hết cho \(c\) thì \(a + b\) cũng chia hết cho \(c\).
B Nếu hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau.
C Nếu \(a\) chia hết cho 3 thì \(a\) chia hết cho 9.
D Nếu một số có tận cùng là 0 thì chia hết cho 5.
- Câu 15 : Trong các câu sau, câu nào sai?
A Phủ định của mệnh đề “\(\forall n \in {\mathbb{N}^*}\), \({n^2} + n + 1\) là một số nguyên tố” là mệnh đề “\(\exists n \in {\mathbb{N}^*}\), \({n^2} + n + 1\) là hợp số”.
B Phủ định của mệnh đề “\(\forall x \in \mathbb{R}\), \({x^2} > x + 1\)” là mệnh đề “\(\exists x \in \mathbb{R}\), \({x^2} \le x + 1\)”.
C Phủ định của mệnh đề “\(\exists x \in \mathbb{Q}\), \({x^2} = 3\)” là mệnh đề “\(\forall x \in \mathbb{Q},\,\,{x^2} \ne 3\)”.
D Phủ định của mệnh đề “\(\exists m \in \mathbb{Z}\), \(\frac{m}{{{m^2} + 1}} \le \frac{1}{3}\)” là mệnh đề “\(\forall m \in \mathbb{Z}\), \(\frac{m}{{{m^2} + 1}} > \frac{1}{3}\)”.
- Câu 16 : Cho tam giác ABC và gọi H là chân đường cao hạ từ đỉnh A. Mệnh đề tương đương nào sau đây là sai?
A Tam giác ABC vuông tại A khi và chỉ khi \(\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}}.\)
B Tam giác ABC vuông tại A khi và chỉ khi \(B{A^2} = BH.BC.\)
C Tam giác ABC vuông tại A khi và chỉ khi \(H{A^2} = HB.HC.\)
D Tam giác ABC vuông tại A khi và chỉ khi \(B{A^2} = B{C^2} + A{C^2}.\)
- Câu 17 : Cho mệnh đề “Phương trình \({x^2} + 6x - 7 = 0\) có nghiệm”. Mệnh đề phủ định của mệnh đề đã cho và tính đúng sai của nó.
A Phương trình \({x^2} + 6x - 7 = 0\) có nghiệm kép. Mệnh đề đúng.
B Phương trình \({x^2} + 6x - 7 = 0\) có nghiệm kép. Mệnh đề sai.
C Phương trình \({x^2} + 6x - 7 = 0\) vô nghiệm. Mệnh đề đúng.
D Phương trình \({x^2} + 6x - 7 = 0\) vô nghiệm. Mệnh đề sai.
- Câu 18 : Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào không phải là mệnh đề tương đương
A n là số nguyên lẻ \( \Leftrightarrow {n^2}\) là số lẻ
B n chia hết cho 3 \( \Leftrightarrow \) tổng các chữ số của n chia hết cho 3
C ABCD là hình vuông \( \Leftrightarrow AC = BD\)
D ABC là tam giác đều \( \Leftrightarrow AB = BC = AC\)
- Câu 19 : Cho mệnh đề chứa biến P: “\({n^2} + 20\) là một hợp số”. Tìm n để được mệnh đề sai.
A \(n = 5\)
B \(n = 3\)
C \(n = 2\)
D \(n = 4\)
- Câu 20 : Cho mệnh đề “Nếu tứ giác là một hình thoi thì tứ giác đó nội tiếp được một đường tròn”. Mệnh đề nào sau đây tương đương với mệnh đề đã cho
A Điều kiện đủ để tứ giác là hình thoi là tứ giác đó nội tiếp được một đường tròn
B Điều kiện đủ để tứ giác nội tiếp được một đường tròn là tứ giác đó là hình thoi
C Điều kiện đủ để tứ giác là hình thang cân là tứ giác có hai đường chéo bằng nhau
D Cả A, B đều đúng.
- Câu 21 : Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai
A Điều kiện cần và đủ để mỗi số nguyên a, b chia hết cho 7 là tổng các bình phương của chúng chia hết cho 7.
B Điều kiện cần và đủ để một tứ giác nội tiếp đường tròn là tổng hai góc đối diện của nó bằng \({180^\circ }\)
C Điều kiện cần và đủ để một tứ giác là hình chữ nhật là hai đường chéo bằng nhau.
D Điều kiện cần và đủ để một tam giác là tam giác đều là tam giác có ba đường phân giác bằng nhau.
- Câu 22 : A, B, C là ba mệnh đề đúng, mệnh đề nào sau đây là đúng ?
A A \( \Rightarrow \)(\(B \Rightarrow \overline C \))
B C \( \Rightarrow \)\(\overline A \)
C \(B \Rightarrow \left( {\overline {A \Rightarrow C} } \right)\)
D C \( \Rightarrow \)(\(A \Rightarrow B\))
- Câu 23 : Cho ba mệnh đề: P : “ số 20 chia hết cho 5 và chia hết cho 2”
A P \( \Leftrightarrow \)(\(\overline Q \Rightarrow R\))
B R \( \Leftrightarrow \)\(\overline Q \)
C \(\left( {R \Rightarrow P} \right) \Rightarrow Q\)
D \(\left( {\overline Q \Rightarrow R} \right) \Rightarrow P\)
- Câu 24 : Xét tính đúng sai của mệnh đề P(n) : “\(\exists n \in {\mathbb{N}^*},\frac{1}{2}n(n + 1)\) chia hết cho 11”.
A Sai
B Đúng
C Vừa đúng vừa sai
D Không phải là mệnh đề
- Câu 25 : Cho mệnh đề P: “\(\forall x \in \mathbb{R},{x^2} - x - 1 < 0\)”. Mệnh đề phủ định của mệnh đề P là
A \(\overline P :\,''\forall x \in \mathbb{R},{x^2} - x - 1 > 0''\)
B \(\overline P :\,''\forall x \in \mathbb{R},{x^2} - x - 1 \ge 0''\)
C \(\overline P :\,''\exists x \in \mathbb{R},{x^2} - x - 1 \ge 0''\)
D \(\overline P :\,''\exists x \in \mathbb{R},{x^2} - x - 1 < 0''\)
- Câu 26 : Cho mệnh đề “\(\forall x \in \mathbb{R},{x^2} + 1 > 0\)”. Mệnh đề phủ đinh của mệnh đề đã cho là:
A “\(\forall x \in \mathbb{R},{x^2} + 1 \le 0\) ”
B “\(\forall x \in \mathbb{R},{x^2} + 1 < 0\)”
C “\(\exists x \in \mathbb{R},{x^2} + 1 \le 0\)”
D “\(\exists x \in \mathbb{R},{x^2} + 1 > 0\)”
- - Trắc nghiệm Hình học 10 Bài 1 Các định nghĩa
- - Trắc nghiệm Hình học 10 Bài 2 Tổng và hiệu của hai vectơ
- - Trắc nghiệm Hình học 10 Bài 3 Tích của vectơ với một số
- - Trắc nghiệm Hình học 10 Bài 4 Hệ trục tọa độ
- - Trắc nghiệm Ôn tập chương Vectơ - Hình học 10
- - Trắc nghiệm Hình học 10 Bài 1 Giá trị lượng giác của một góc bất kỳ từ 0 độ đến 180 độ
- - Trắc nghiệm Hình học 10 Bài 2 Tích vô hướng của hai vectơ
- - Trắc nghiệm Hình học 10 Bài 3 Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác
- - Trắc nghiệm Ôn tập chương Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng - Hình học 10
- - Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1 Mệnh đề