Đề thi online bài tập kim loại tác dụng với dung d...
- Câu 1 : Ngâm một đinh sắt trong 200 ml dung dịch CuSO4 x M. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6gam. Giá trị của x là
A 1,000.
B 0,001.
C 0,040.
D 0,200.
- Câu 2 : Cho một thanh Cu nặng 50g vào 200ml dung dịch AgNO3 . Khi phản ứng kết thúc đem thanh đồng ra cân lại thấy khối lượng là 51,52 g . Nồng độ mol/lít dung dịch AgNO3 ban đầu là
A 0,05M.
B 0,01M.
C 0,20M.
D 0,10M.
- Câu 3 : Cho m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 3M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 3 muối. Giá trị của m là:
A 5,6
B 8,4
C 9,8
D 7,0
- Câu 4 : Cho 0,01 mol Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,025 mol AgNO3, sau phản ứng thu được chất rắn X và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A 2,11 gam.
B 1,80 gam.
C 1,21 gam.
D 2,65 gam.
- Câu 5 : Nhúng 1 miếng kim loại M vào 100 ml dung dịch CuCl2 1,2M. Kim loại đồng sinh ra bám hết vào miếng kim loại M. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng miếng kim loại tăng 0,96 gam. M là kim loại nào?
A Pb
B Fe
C Mg
D Ni
- Câu 6 : Cho m(gam) kim loại Fe vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,1M. Sau phản ứng người ta thu được 15,28g rắn và dung dịch X. Giá trị của m là
A 6,72
B 2,80.
C 8,40.
D 17,20.
- Câu 7 : Cho m gam bột Mg vào 500 ml dung dịch FeCl3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng dung dịch thay đổi 2,4 gam so với dung dịch ban đầu (nước bay hơi không đáng kể). Giá trị nào của m trong các giá trị sau là không thỏa mãn?
A 2,4
B 12,3
C 8,7
D 9,6
- Câu 8 : Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hóa trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan. Kim loại M là:
A Fe
B Cu
C Mg
D Zn
- Câu 9 : Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng (gam) các muối trong X là :
A 13,1.
B 17,0.
C 19,5.
D 14,1.
- Câu 10 : Nhúng 1 thanh sắt dư vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng m gam (coi toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh sắt). Giá trị của m là
A 1,44.
B 3,60.
C 5,36.
D 1,60.
- Câu 11 : Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam Cu vào V lít dung dịch Fe2(SO4)3 2M thu được dung dịch X. Thêm tiếp 46,8 gam bột kẽm vào dung dịch X, phản ứng xong thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối duy nhất và 39,8 gam chất rắn. Giá trị của V là:
A 0,1
B 0,2
C 0,3
D 0,25
- Câu 12 : Cho m gam bột sắt vào dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi các phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được a gam kết tủa T gồm hai hiđroxit kim loại. Nung T đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn. Biểu thức liên hệ giữa m, a, b có thể là:
A m= 8,225b – 7a
B m= 8,575b- 7a
C m = 8,4 – 3a
D m = 9b – 6,5 a
- Câu 13 : Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y, khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 6,67 gam. Giá trị của m là:
A 2,86
B 3,60
C 4,05
D 2,02
- Câu 14 : Cho m gam bột Fe vào 50 ml dung dịch Cu(NO3)2 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,88 gam chất rắn Y. Cho 4,55 gam bột Zn vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được 4,1 gam chất rắn Z và dung dịch chứa một muối duy nhất. Giá trị của m gần nhất với:
A 4,5
B 2,5
C 5,5
D 8,5
- Câu 15 : Cho m gam Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là:
A 25,2
B 19,6
C 22,4
D 28,0
- Câu 16 : Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất. Giá trị của m là:
A 3,84
B 5,12
C 5,76
D 6,40
- Câu 17 : Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,05 mol AgNO3 và 0,125 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 9,72 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 4,2 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,68 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A 2,16
B 2,40
C 2,64
D 2,32
- Câu 18 : Lắc 26,28 gam Cu với 500 ml dung dịch AgNO3 0,6M một thời gian thu được 45,12 gam chất rắn X và dung dịch Y. Nhúng thanh kim loại M nặng 30,9 gam vào dung dịch Y khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 34,71 gam chất rắn Z. Kim loại M là:
A Fe
B Mg
C Pb
D Zn
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime