Đề kiểm tra hết học kỳ I vật lý 11 trường THPT chu...
- Câu 1 : Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:
A E = 4500 (V/m).
B E = 0,225 (V/m).
C E = 2250 (V/m).
D E = 0,450 (V/m).
- Câu 2 : Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức
A U = E/d.
B U = q.E.d.
C U = E.d.
D U = q.E/q.
- Câu 3 : Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là:
A Do năng lượng dao động của ion (+) truyền cho eclectron khi va chạm.
B Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion(+) khi va chạm.
C Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron, ion (-) truyền cho ion (+) khi va chạm.
D Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion (-) khi va chạm.
- Câu 4 : Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Tăng hiệu điện thế hai bản tụ lên gấp đôi thì điện tích của tụ:
A tăng gấp bốn
B không đổi
C tăng gấp đôi
D giảm một nửa
- Câu 5 : Chiều dày của lớp Niken phủ lên một tấm kim loại là d = 0,303(mm) sau khi điện phân trong 2 giờ. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 40cm2. Cho biết Niken có khối lượng riêng là r = 8,9.103 kg/m3, nguyên tử khối A = 58 và hoá trị n = 2. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là:
A I = 5,0 (A).
B I = 2,5 (A).
C I = 5,0 (mA).
D I = 5,0 (μA).
- Câu 6 : Một mạch điện có điện trở ngoài bằng 5 lần điện trở trong. Khi xảy ra hiện trượng đoản mạch thì tỉ số giữa cường độ dòng điện đoản mạch và cường độ dòng điện không đoản mạch là
A 4
B chưa đủ dữ kiện để xác định.
C 6
D 5
- Câu 7 : Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn 7, 5 V và 3 Ω thì khi mắc 3 pin đó song song thu được bộ nguồn
A 7,5 V và 1 Ω.
B 7,5 V và 1 Ω.
C 2,5 V và 1/3 Ω.
D 2,5 V và 1 Ω.
- Câu 8 : Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat với anốt bằng bạc. Điện trở của bình điện phân là R= 2 (W). Hiệu điện thế đặt vào hai cực là U= 10 (V). Cho A= 108 và n=1. Khối lượng bạc bám vào cực âm sau 2 giờ là:
A 40,3 kg
B 8,04.10-2 kg
C 40,3g
D 8,04 g
- Câu 9 : Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 1,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A R = 3 (Ω).
B R = 2 (Ω).
C R = 4 (Ω).
D R = 1 (Ω).
- Câu 10 : Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào:
A Điện trở của các mối hàn
B Khoảng cách giữa hai mối hàn.
C Hệ số nở dài vì nhiệt α.
D Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn.
- Câu 11 : Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là:
A Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C.
B Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.
C Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử.
D Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.
- Câu 12 : Hai điện tích điểm q1 = q2 =+3 (µC) đặt trong dầu (ε= 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
A lực hút với độ lớn F = 90 (N).
B lực hút với độ lớn F = 45 (N).
C lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).
D lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).
- Câu 13 : Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó
A vẫn là 1 ion âm.
B trung hoà về điện.
C sẽ là ion dương.
D có điện tích không xác định được
- Câu 14 : Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức lần lượt là U1 = 110V, U2 = 220V. Chúng có công suất định mức bằng nhau, tỉ số điện trở của chúng bằng:
A
\[\frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = 8\]B
\[\frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = 2\]C
\[\frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = 3\]D
\[\frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = 4\] - Câu 15 : Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 16 mA chạy qua. Trong một phút số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là
A 6.1019 electron.
B 6.1018 electron.
C 6.1020 electron.
D 6.1017 electron
- Câu 16 : Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là
A nE nà nr.
B E và r/n.
C nE và r/n.
D E và nr.
- Câu 17 : Một sợi dây đồng có điện trở 37Ω ở 500C. Điện trở của dây đó ở t0C là 40,7Ω. Biết α = 0,004K-1. Nhiệt độ t0C có giá trị:
A 250C
B 1000C
C 750C
D 900C
- Câu 18 : Cho bộ nguồn gồm 2 nguồn mắc như hình vẽ, mỗi nguồn có = 18 (V), r = 2 , R1 = 9 , R2 = 21 ,R3 = 3, Đèn ghi(6V - 3W).a. Tính RN , .b. Độ sáng của đèn, nhiệt lượng tỏa ra ở đèn sau 30 phút?c. Tính lại R2 để bóng đèn sáng bình thường
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp