Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT...
- Câu 1 : Khả năng nào sau đây không phải của tia X?
A. có tác dụng sinh lí
B. có tác dụng nhiệt
C. Làm ion hóa không khí
D. làm phát quang một số chất
- Câu 2 : Âm Đô do một cây đàn và một ống sáo phát ra chắc chắn có cùng
A. tần số âm
B. mức cường độ âm
C. tốc độ truyền âm
D. cường độ
- Câu 3 : Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có vai trò
A. biến chùm sáng đi vào khe hẹp thành chùm sáng song song.
B. biến chùm tia sáng song song đi vào thành chùm tia hội tụ.
C. phân tách chùm sáng song song đi vào thành nhiều chùm sáng đơn sắc.
D. hội tụ các chùm sáng đơn sắc song song lên tấm phim.
- Câu 4 : Biết vận tốc của ánh sáng trong chân không là c=3.108m/s. Sóng điện từ có tần số 6.1014 Hz thuộc vùng
A. tia tử ngoại
B. tia X
C. tia hồng ngoại
D. ánh sáng nhìn thấy
- Câu 5 : Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng λ. Hệ thức đúng là:
A. v = λf
B. v =f/λ
C. v = λ/f
D. v = 2πfλ
- Câu 6 : Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ. Cực đại giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng
A. 2kλ với k = 0, ± 1, ± 2, …
B. (2k +1) λ với k = 0, ± 1, ± 2, …
C. kλ với k = 0, ± 1, ± 2, …
D. (k + 0,5) λ với k = 0, ± 1, ± 2, …
- Câu 7 : Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch điện có biểu thức u=U√2cosωt (U và ω là các hằng số dương). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch này là
A. ω√2
B. U
C. ω
D. U √2
- Câu 8 : Trong bài toán truyền tải điện. Gọi ΔP là công suất hao phí trên đường truyền tải, P là công suất truyền tải, R là điện trở dây đường dây, U là điện áp truyền tải. Hãy xác định công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện?
A. ∆P = RI2
B. ∆P = P2R/U2cos2φ
C. ∆P = UIcosφ
D. ∆P = UIcos2φ
- Câu 9 : Một mạch dao động điện từ LC gồm tụ điện có điện dung C và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Biết dây dẫn có điện trở thuần không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Gọi q0, U0 lần lượt là điện tích cực đại và hiệu điện thế cực đại của tụ điện, Io là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Biểu thức nào sau đây không phải là biểu thức tính năng lượng điện từ trong mạch ?
A. \(W = \frac{{LI_0^2}}{2}\)
B. \(W = \frac{{q_0^2}}{{2L}}\)
C. \(W = \frac{{CU_0^2}}{2}\)
D. \(W = \frac{{q_0^2}}{{2C}}\)
- Câu 10 : Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến, sắp xếp nào sau đây đúng?
A. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài.
B. Sóng dài, sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn.
C. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng dài, sóng trung.
D. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.
- Câu 11 : Gọi nđ, nt và nv lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, tím và vàng. Sắp xếp nào sau đây là đúng?
A. nđ < nv < nt
B. nv > nđ > nt
C. nđ > nt > nv
D. nt > nđ > nv
- Câu 12 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên.
B. Năng lượng của các phôtôn ứng với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau.
C. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
D. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108m/s.
- Câu 13 : Hạt nhân \(_{17}^{35}Cl\) có
A. 35 nuclôn
B. 17 nơtron
C. 18 prôtôn
D. 35 nơtron
- Câu 14 : Xét trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất?
A. Tia g
B. Tia a
C. Tia b+
D. Tia b-
- Câu 15 : Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng chàm thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là
A. Ánh sáng tím
B. Ánh sáng vàng
C. Ánh sáng đỏ
D. Ánh sáng lục
- Câu 16 : Vào thế kỷ 3 TCN Acsimet đã thiêu dụi hạm đội La Mã đang vây hãm thành phố Syracuse bằng cách dùng các gương Parabol khổng lồ tập trung ánh sáng Mặt Trời để chiếu vào tàu địch, làm cho hạm đội của quân địch bị cháy dụi. Acsimets đã vận dụng hiện tượng gì trong vật lý?
A. Sự giao thoa ánh sáng
B. Phản xạ ánh sáng
C. Sự truyền thẳng của ánh sáng
D. Sự tán sắc ánh sáng
- Câu 17 : Chiếu ánh sáng có bước sóng 513 nm vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang do chất đó phát ra không thể có bước sóng nào sau đây?
A. 720 nm
B. 630 nm
C. 550 nm
D. 490 nm
- Câu 18 : Xét nguyên tử hidro theo mẫu Bo. Biết r0 là bán kính Bo. Khi chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạoL, bán kính quỹ đạo của electron bị giảm đi một lượng là
A. 9r0
B. 5r0
C. 4r0
D. 25r0
- Câu 19 : Mạch chọn sóng của một máy thu thanh là một mạch dao động với L=1/4π mH, C=1/10π µF. Mạch có thể thu được sóng điện từ có tần số
A. 100 kHz
B. 200πHz
C. 100 Hz
D. 200πkHz
- Câu 20 : Một con lắc đơn với vật nặng có khối lượng 100 g thì dao động nhỏ với chu kỳ 2 s. Khi khối lượng của vật nhỏ là 200 g thì chu kì dao động nhỏ của con lắc lúc này là
A. 1,41 s
B. 2,83 s
C. 2 s
D. 4 s
- Câu 21 : Hạt nhân \({}_2^4Y\) có số notron bằng
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 22 : Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Biết điện trở có R=40Ω, cuộn cảm có cảm kháng 60 Ω và tụ điện có dung kháng 20 Ω. So với cường độ dòng điện trọng mạch, điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
A. sớm pha π/4
B. sớm pha π/2
C. trễ pha π/2
D. trễ pha π/4
- Câu 23 : Một sóng cơ hình sin, biên độ A lan truyền qua hai điểm M và N trên cùng một phương truyền sóng. Quan sát dao động của hai phần tử này thì thấy rằng khi phần tử M có li độ uM thì phần tử N đi qua vị trí có li độ uN với uM2+uN2=A2. Vị trí cân bằng của M và N có thể cách nhau một khoảng là
A. một bước sóng
B. một nửa bước sóng
C. một phần tư bước sóng
D. một số nguyên lần bước sóng
- Câu 24 : Cảm ứng từ sinh ra trong lòng ống dây hình trụ khi có dòng điện với cường độ 5 A chạy qua là 2 mT. Khi cường độ dòng điện chạy trong ống dây có cường độ 8 A thì cảm ứng từ trong lòng ống dây lúc này có độ lớn là
A. 0,78 mT
B. 5,12 mT
C. 3,2 mT
D. 1,25 mT
- Câu 25 : Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k=20 N/m và vật nhỏ khối lượng m đang dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F = 5cos(10t) N (t tính bằng giây). Biết hệ đang xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Giá trị của m là
A. 500 g
B. 125 g
C. 200 g
D. 250 g
- Câu 26 : Một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa. Biết rằng, trong một chu kì dao động, thời gian lò xo bị dãn dài gấp 3 lần thời gian lò xo bị nén. Gọi lực đàn hồi của lò xo khi bị dãn và bị nén mạnh nhất có độ lớn tương ứng là F1 và F2. Tỉ số F1/F2 có giá trị là
A. 33,97
B. 13,93
C. 3
D. 5,83
- Câu 27 : Cho mạch điện như hình bên. Nguồn điện có suất điện động E = 18V, điện trở trong r=2 Ω. Mạch ngoài gồm R1=15 Ω, R2=10 Ω và V là vôn kế có điện trở rất lớn. Số chỉ của vôn kế là
A. 22,5 V
B. 13,5 V
C. 15 V
D. 2,25 V
- Câu 28 : Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điêu hòa lệch pha nhau π/2 và có biên độ tương ứng là 9 cm và 12 cm. Biên độ dao động tổng hợp của vật là
A. 15 cm
B. 10,5 cm
C. 3 cm
D. 21 cm
- Câu 29 : Cho mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ trong mạch với cường độ dòng điện cực đại I0. Tại thời điểm dòng điện qua mạch có độ lớn i=I0/4 thì điện áp hai đầu tụ có giá trị bằng
A. \(u = \sqrt {\frac{L}{C}} \frac{{{I_0}}}{4}\)
B. \(u = \sqrt {\frac{{15L}}{C}} \frac{{{I_0}}}{4}\)
C. \(u = \sqrt {\frac{{15L}}{C}} \frac{{{I_0}}}{2}\)
D. \(u = \sqrt {\frac{{15L}}{C}} \frac{{{I_0}}}{6}\)
- Câu 30 : Một người chạy tập thể dục trên một con đường hình vuông khép kín có chu kì 400 m. Bên trong vùng đất được bao bởi con đường có đặt một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng ra bên ngoài. Khi đi hết một vòng khép kín thì người đó thấy có hai vị trí mà mức cường độ âm bằng nhau và là lớn nhất có giá trị L1 và có một điểm duy nhất mức cường độ âm nhỏ nhất là L2 trong đó L1=L2+10 dB. Khoảng cách từ nguồn âm đến tâm của hình vuông tạo bởi con đường gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 40 m
B. 31 m
C. 36 m
D. 26 m
- Câu 31 : Người ta dùng một proton bắn phá hạt nhân X đang đứng yên tạo thành hai hạt α. Biết rằng các hạt α bay ra với cùng tốc độ và các vectơ vận tốc của chúng hợp với nhau một góc ß. Cho rằng khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị u được lấy bằng số khối của chúng, phản ứng là tỏa năng lượng. Góc ß có thể nhận giá trị bằng
A. 1200
B. 900
C. 300
D. 1400
- Câu 32 : Đặt điện áp xoay chiều \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\) V vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được, điện trở và tụ điện mắc nối tiếp theo thứ tự. Điều chỉnh L thì thấy điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại bằng 200 √2V. Khi đó, điện áp giữa hai đầu đoạn mạch gồm điện trở và tụ điện có biểu thức là
A. \({u_{RC}} = 200\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)V\)
B. \({u_{RC}} = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)V\)
C. \({u_{RC}} = 200\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)V\)
D. \({u_{RC}} = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)V\)
- Câu 33 : Điện được truyền tải từ trạm phát điện đến một máy hạ áp của một khu dân cư bằng đường dây tải điện một pha. Biết rằng khi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu dây tại trạm phát là 1,1 kV thì hiệu suất truyền tải là 75%. Biết công suất tiêu thụ của khu dân cư không đổi, nếu điện áp hiệu dụng giữa hai đầu dây tại trạm phát là 4,4 kV thì hiệu suất truyền tải lúc này là
A. 98,8%
B. 98,4%
C. 97,9%
D. 93,5%
- Câu 34 : Trong bài thực hành khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn, một học sinh đã tiến hành thí nghiệm, kết quả đo được học sinh đó biểu diễn bởi đồ thị như hình vẽ bên. Nhưng do sơ suất nên em học sinh đó quên ghi kí hiệu đại lượng trên các trục tọa độ xOy.
A. chiều dài con lắc, bình phương chu kì dao động.
B. chiều dài con lắc, chu kì dao động.
C. khối lượng con lắc, bình phương chu kì dao động.
D. khối lượng con lắc, chu kì dao động.
- Câu 35 : Trong môi trường truyền âm, tại hai điểm A và B có mức cường độ âm lần lượt là LA=80 dB và LB=50 dB với cùng cường độ âm chuẩn. Cường độ âm tại A lớn hơn cường độ âm tại B là
A. 30 lần
B. 1000 lần
C. 1,6 lần
D. 900 lần
- Câu 36 : Cho cơ hệ như hình vẽ. Vật m có khối lượng 500 g được đặt trên tấm ván m dài có khối lượng 200 g. Ván nằm trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn và được nối với giá bằng một lò xo có độ cứng 20 N/m. Hệ số ma sát giữa m và M là 0,4. Ban đầu hệ đang đứng yên, lò xo không biến dạng. Kéo m chạy đều với tốc độ u=50cm/s. M đi được quãng đường bao nhiêu cho đến khi dừng lại lần đầu?
A. 15 cm
B. 8,0 cm
C. 16 cm
D. 6,5 cm
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất