vào chuyên vật lý trường THPT chuyên Quảng Ninh -...
- Câu 1 : Cho quỹ đạo AB là một đoạn thẳng dài 120 km. Một xe ô tô đi liên tục từ A đến B rồi quay về A với vận tốc không đổi v1. Một xe máy đi liên tục từ B đến A rồi quay về B với vận tốc không đổi v2. Hai xe xuất phát cùng lúc và gặp nhau lần thứ nhất tại C cách B một khoảng 50 km.a. Xác định tỉ số v1/v2b. Xác định vị trí 2 xe gặp nhau lần thứ hai.
- Câu 2 : Có hai bình bằng kim loại giống nhau có cùng khối lượng m và nhiệt dung riêng Ck, bên trong đều chứa cùng lượng nước có khối lượng 2m và nhiệt dung riêng Cn. Một quả cầu kim loại có khối lượng m/2 và nhiệt dung riêng Ck, quả cầu được thả nhẹ vào một trong hai bình (lượng nước trong bình đủ để quả cầu ngập hoàn toàn trong nước). Ban đầu các bình được đun nóng đến nhiệt độ cân bằng như nhau bẳng t. Sau đó để nguội đến nhiệt độ cân bằng như nhau bằng t0. Biết thời gian để nguội của bình có quả cầu bẳng p lần so với bình không có quả cầu.a. Viết biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra của mỗi bình từ lúc ngừng đun đến lúc nhiệt độ của các bình là t0 theo m, Ck, Cn, t, t0.b. Biết nhiệt lượng từ mỗi bình tỏa ra môi trường trong một đơn vị thời gian là như nhau. Hãy xác định tỉ số nhiệt dung riêng của kim loại làm quả cầu của nước theo p.
- Câu 3 : Cho mạch điện MN gồm điện trở r có giá trị không đổi và biến trở R, có giá trị thay đổi tùy ý. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế UMN không đổi như hình vẽ. a. Xác định giá trị của Rx theo r để công suất tiêu thụ trên Rx đạt giá trị cực đại. Tính giá trị công suất cực đại Pmax đó theo UMN và r.b. Chứng tỏ rằng với một giá trị công suất trên biến trở nhỏ hơn công suất cực đại Pmax thì tồn tại hai giá trị của Rx cùng thỏa mãn là R1 và R2 đồng thời chúng tuân theo hệ thức R1.R2 = r2.
- Câu 4 : Một máy biến thế đang hoạt động ở chế độ hạ thế. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là U1 không đổi. Ban đầu, các cuộn sơ cấp và thứ cấp có số vòng dây lần lượt là N1 và N2. Người ta giảm bớt cùng một số vòng dây n ở cả hai cuộn (0 < n < N2 < N1).a. Lập tỉ số hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp trước và sau khi thay đổi số vòng dây theo n, N1, N2.b. Hỏi hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp sau khi giảm số vòng dây sẽ tăng hay giảm so với lúc đầu?c. Người ta muốn sử dụng máy biến thế trên để nó hoạt động như một máy tăng áp, theo em ta phải làm như thế nào?
- Câu 5 : Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Chiếu hai tia sáng tới thấu kính sao cho chúng đối xứng nhau qua trục chính của thấu kính. Giao điểm A của hai tia sáng nằm trên trục chính của thấu kính và cách thấu kính một khoảng d' như hình vẽ. Biết d'= 15 cm và góc tạo bởi giữa một tia sáng và trục chính là α = 20. a. Trình bày cách vẽ và vẽ tia khúc xạ của hai tia sáng trên qua thấu kính.b. Xác định góc β tạo bởi giữa hai tia khúc xạ của hai tia sáng trên.
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn