Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sử năm 2021 số 6 (c...
- Câu 1 : Thời kì " Phi thực dân hóa" trên phạm vi toàn thế giới được đánh dấu bằng việc:
A. phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa lên cao buộc các nước Anh, Pháp và Hà Lan phải trao trả độc lập.
B. hàng loạt các nước tư bản Tây Âu trao trả độc lập cho các nước thuộc địa.
C. sự nỗ lực của Liên Hợp quốc trong việc phi thực dân hóa trên thế giới.
D. xu thế hòa bình của thế giới sau chiến tranh và sự hoạt động mạnh mẽ của "Phong trào không liên kết".
- Câu 2 : Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành trung ương Lao động Việt Nam (1-1959) đã đề ra hình thức đấu tranh nào cho cách mạng miền Nam?
A. Tổng khởi nghĩa
B. Chính trị hoà bình
C. Bất bạo động, bất hợp tác
D. Khởi nghĩa
- Câu 3 : Nội dung nào dưới đây là điểm giống nhau của ba loại hình chiến lược: “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ở Việt Nam?
A. Có cố vấn Mỹ chỉ huy, tranh thủ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc để cô lập ta.
B. Sử dụng quân đội Sài Gòn, do Mỹ chỉ huy kết hợp với vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ.
C. Quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
D. Sử dụng quân Mỹ và đồng minh của Mỹ, kết hợp với viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn.
- Câu 4 : Ý nào không phản ánh đúng âm mưu của Mĩ khi thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai 1972?
A. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam
B. Cứu nguy cho chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” sắp thất bại ở miền Nam
C. Uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền Nam – Bắc
D. Phá hoại tiềm lực kinh tế - quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
- Câu 5 : Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga và cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc giống nhau cơ bản là về
A. lãnh đạo là giai cấp vô sản
B. phương hướng tiến lên chủ nghĩa Cộng sản
C. tính chất dân chủ tư sản kiểu mới
D. phương pháp đấu tranh vũ trang
- Câu 6 : Cùng với thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền nam Mĩ còn mở rộng chiến tranh ở đâu?
A. Chiến tranh ở Lào.
B. Chiến tranh ở Campuchia
C. Chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D. Chiến tranh ở cả Đông Dương.
- Câu 7 : Hệ quả tích cực nhất của cuộc cải cách Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục là
A. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật
B. Cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây, học tập khoa học kĩ thuật hiện đại
C. Tạo ra đội ngũ lao động cần cù, chịu khó, có kĩ thuật, có ý thức kỉ luật lao động tốt
D. Đào tạo con người Nhật Bản có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, năng động sáng tạo
- Câu 8 : Thay khẩu hiệu “Thành lập chính quyền Xô viết công nông” bằng khẩu hiệu “Chính phủ cộng hòa dân chủ” là chủ trương của nghị quyết nào sau đây?
A. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939.
B. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1940
C. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941
D. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 8/1945
- Câu 9 : Mĩ đã làm gì để lấy cớ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc cuối năm 1964 đầu năm 1965?
A. Ném bom đánh phá một số nơi ở miền Bắc
B. Trả đũa việc quân ta tấn công doanh trại quân Mĩ ở Plâyku
C. Dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để thuyết phục Quốc hội Mĩ
D. Trả đũa việc ta bắn cảnh cáo tàu chiến Mĩ xâm phạm vùng biển miền Bắc
- Câu 10 : Tính đển năm 1964, từng mảng lớn “ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ. Điều này chứng tỏ:
A.Xương sống của “chiến tranh đặc biệt” bị phả sản về cơ bản.
B. Địa bàn giải phóng được mở rộng.
C. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ phá sản.
D. Phong trào đấu tranh binh vận phát triển ở miền Nam.
- Câu 11 : "Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước xã hội, con người đều đổi mới"
Đó là câu nói của ai, phát biểu vào thời gian nào?
A. Hồ Chí Minh - 27/3/1964.
B. Trường Chinh - 27/7/1964.
C. Phạm Văn Đồng - 27/3/1965.
D. Lê Duẩn - 27/4/1964.
- Câu 12 : Sau thất bại trong cuộc nội chiến, chính quyền Tưởng giới Thạch rút chạy ra Đài Loan và tồn tại ở đó nhờ vào sự giúp đỡ của nước
A. Anh
B. Mĩ
C. Liên Xô
D. Pháp
- Câu 13 : Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô và đổi mới đất nướt ở Việt Nam là
A. Tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế.
C. Đều tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, khủng hoảng kéo dài
D. Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo, kiên trì theo con đường xã hội chủ nghĩa
- Câu 14 : Phong trào dân chủ 1936 - 1939 mang tính dân tộc sâu sắc vì?
A. phương pháp đấu tranh công khai, hợp pháp
B. huy động được các tầng lớp giai cấp tham gia
C. là phong trào do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo
D. chủ yếu tiến hành bằng hình thức đấu tranh chính trị
- Câu 15 : Khó khăn lớn nhất mà nhân dân ta phải đối mặt sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là gì?
A. Nạn ngoại xâm và nội phản.
B. Ngân sách trống rỗng.
C. Nạn đói nạn dốt đe dọa.
D. Các tệ nạn xã hội còn phổ biến.
- Câu 16 : Giai cấp công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức bóc lột của
A. địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản mại bản
B. đế quốc, tư sản dân tộc và tư sản mại bản
C. phong kiến, tư sản Việt Nam, tiểu tư sản
D. đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản
- Câu 17 : Điểm khác biệt về lực lượng giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là
A. quân đội Sài Gòn là chủ lực.
B. cố vấn Mĩ là chủ lực.
C. quân Mĩ là chủ lực.
D. quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ là chủ lực.
- Câu 18 : Điểm yếu trong kế hoạch quân sự Nava mà địch không thẻ giải quyết được là
A. mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng và phân tán lực lượng để mở rộng vùng chiếm đóng.
B. thiếu về trang bị quân sự hiện đại phục vụ chiến trường.
C. không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh.
D. thời gian để xây dựng lực lượng, chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng).
- Câu 19 : Hành động nào sau đây của Ngô Đình Diệm trong những năm 1954-1957 đã làm cho nhân dân ta hết sức bất bình?
A. Phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ
B. Thực hiện chế độ "Gia đình trị".
C. Tiến hành bầu cử riêng rẽ, phế truất Bảo Đại, lên làm tổng thống
D. Tuyên bố tại Oa-sinh-tơn: "Biên giới Hoa Kì kéo dài đến vĩ tuyến 17".
- Câu 20 : Hai nhà nước ra đời trên bán đảo Triều Tiên từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945) đều bị chi phối bởi
A. Cuộc chiến tranh lạnh
B. Xu thế toàn cầu hóa
C. Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc
D. Trật tự hai cực Ianta
- Câu 21 : Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa cơ bản gì dưới đây?
A. Phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ
B. Thể hiện sự cân bằng về sức mạnh quân sự giữa Liên Xô và Mĩ
C. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của nền khoa học-kĩ thuật Xô viết
D. Mĩ không còn đe dọa nhân dân thế giới bằng vũ khí tên lửa
- Câu 22 : Trong xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam cần đề ra chiến lược phát triển đất nước như thế nào?
A. Tập trung phát triển kinh tế
B. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
C. Tập trung ổn định tình hình chính trị.
D. Mở rộng quan hệ ngoại giao.
- Câu 23 : Đặc điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam sau năm 1954 là
A. Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị xã hội khác nhau
B. Miền Bắc được giải phóng, miền Nam tiếp tục đánh đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai
C. Đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội
D. Miền Bắc giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến miền Nam
- Câu 24 : Sự kiện nào ta đã đánh cho "Mĩ cút", tạo điều kiện để nhân dân ta tiến lên đánh cho "Ngụy nhào"?
A. Trận "Điện Biên Phủ trên không".
B. Mĩ phải ký Hiệp định Pari năm 1973.
C. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc.
D. Mĩ chịu đến bàn Hội nghị Pari.
- Câu 25 : Điểm mới của phong trào 1930-1931 so với các phong trào cách mạng trước khi Đảng ra đời
A. Phong trào đã bước đầu xây dựng mặt trận thống nhất đầu tiên của dân tộc.
B. Lần đầu tiên có các cuộc bãi công, biểu tình quy mô lớn, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
C. Tính triệt để, quy mô, hình thức phong phú, hình thức khối công nông liên minh.
D. Xác định nhiệm vụ trước mắt là giải phóng dân tộc, thực hiện “người cày có ruộng”
- Câu 26 : Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về chủ trương đổi mới của Đảng về chính trị?
A. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc
B. Xây dựng Nhà nước dân quyền xã hội chủ nghĩa
C. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
D. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
- Câu 27 : Chiến thắng nào của quân và dân miền Nam đã mở đầu cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam?
A. Ấp Bắc
B. Bình Giã
C. Đồng Xoài
D. Vạn Tường
- Câu 28 : Đâu là nguyên nhân trực tiếp của sự kiện Nhật Bản đảo chính Pháp ngày 09-03-1945 ở Đông Dương?
A. Nhật bản tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít
B. Mâu thuẫn Pháp, Nhật Bản càng lúc càng gay gắt
C. Thất bại gần kề của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai
D. Phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật Bản nhiều khó khăn
- Câu 29 : Trong kháng chiến chống Mĩ, tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam mang tên đường Hồ Chí Minh trên bộ chạy dọc theo
A. Phía Đông dãy núi Trường Sơn
B. Phía Tây dãy núi trường sơn
C. Dãy núi Trường Sơn
D. Dãy núi Trường Sơn qua Lào và Campuchia
- Câu 30 : Trong các điểm sau, chỉ rõ điểm khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là:
A. Phương hướng chiến lược của cách mạng.
B. Vai trò lãnh đạo cách mạng.
C. Phương pháp cách mạng.
D. Chủ trương tập hợp lực lượng.
- Câu 31 : Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam là gì?
A. Chuyển cách mạng tư thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
B. Giáng một đoàn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ
C. Buộc Mỹ phải thực hiện cuộc đảo chính quyền Ngô Đình Diệm
D. Vùng giải phóng của cách mạng được mở rộng
- Câu 32 : Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới trong giai đoạn nào dưới đây?
A. Thập niên 50-70 của thế kỉ XX
B. Thập niên 50 – 60 của thế kỉ XX
C. Thập niên 70 – 80 của thế kỉ XX
D. Từ năm 1991 đến cuối thế kỉ XX
- - Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử Lịch Sử 2019 có lời giải chi tiết cực hay !!
- - Tổng hợp đề thi Lịch Sử mức độ thông hiểu - vận dụng cao !!
- - Tổng hợp Đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử có đáp án !!
- - 8 Đề luyện tập môn Lịch Sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG 2019 Lịch Sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề ôn thi THPTQG 2019 môn Lịch Sử có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG môn lịch Sử có lời giải !!
- - Bộ đề luyện thi THPTQG môn Lịch Sử cực hay có đáp án !!