Các câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Lịch sử hay nhấ...
- Câu 1 : Điểm khác biệt lớn nhất của chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 so với chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 là
A. Giải phóng vùng đất đai rộng lớn.
B. Buộc địch phải đầu hàng không điều kiện.
C. Sử dụng chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh.
D. Có ảnh hưởng quốc tế to lớn.
- Câu 2 : So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh(1975) có sự khác gì về kết quả và ý nghĩa lịch sử?
A. Đã đập tan hoàn tòan kế hoạch quân sự của địch.
B. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện để giành thắng lợi cuối cùng.
C. Là mốc kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, chấm dứt ách thống trị của thực dân.
D. Giải phòng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- Câu 3 : So với chiến dịch Điện Biên Phủ chiến dịch Hồ Chí Minh có gì khác về cách đánh
A. Chia cắt địch, từng bước đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
B. Thọc sâu vào trung tâm thành phố đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
C. Bao vây, chia cắt, tổng công kích đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
D. Đánh từng bước, tiêu diệt từng cứ điểm của địch.
- Câu 4 : Điểm khác biệt giữa “Chiến tranh cục bộ” với “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền nam.
C. Sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
D. Tiến hành nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng.
- Câu 5 : Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập không nhằm mục đích
A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
C. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.
D. duy trì trật tự thế giới mới hình thành có lợi cho Mĩ.
- Câu 6 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của Liên hợp quốc?
A. Giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế.
B. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.
C. Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, y tế, nhân đạo…
D. Khuyến khích các vùng lãnh thổ, tổ chức khu vực tự do hành động.
- Câu 7 : Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là
A. tiến hành đồng thời nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến lên CNXH trên phạm vi cả nước.
B. tiến hành đồng thời nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiến lên CNXH trên phạm vi cả nước.
C. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên CNHX; tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
D. tiếp tục công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và thực hiện độc lập, thống nhất đất nước.
- Câu 8 : Sự kiện lịch sử nào dưới đây là mốc đánh dấu miền Bắc Việt Nam đã hoàn toàn giải phóng?
A. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết.
B. Quân Pháp rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng).
C. Quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội.
D. Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô.
- Câu 9 : Sau hiệp định Giơnevơ về Đông Dương nhiệm vụ của cách mạng nước ta là gì?
A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước
B. Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
D. Tiến hành kháng chiến chống chế độ thực dân kiểu mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam
- Câu 10 : Nét nổi bật nhất của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
A. Mĩ thay chân Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam.
B. đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.
C. miền Bắc hoàn toàn giải phóng và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
- Câu 11 : Lấy cớ gì Pháp đưa quân ra đánh Hà Nội lần thứ hai
A. Giải quyết vụ Đuy puy
B. Vu cáo cho triều Huế vi phạm Hiệp ước Nhâm Tuất 1862
C. Vu cáo cho triều Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất 1874
D. Mượn quân ra Bắc Kì để đánh sang Trung Quốc
- Câu 12 : Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam
A. Triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp
B. Hiệp ước Giáp Tuất 1874 được ký kết
C. Quân Pháp tấn công vào kinh thành Huế
D. Hiệp ước Hác – măng và hiệp ước Pa – tơ - nốt được ký kết
- Câu 13 : Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất là
A. Nguyễn Tri Phương
B. Hoàng Diệu
C. Nguyễn Lâm
D. Nguyễn Thanh Giản
- Câu 14 : Sau Hiệp ước Hác-măng (1883), thái độ của triều đình đối với phong trào kháng chiến của nhân dân
A. Ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến của nhân dân.
B. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Trung Kỳ.
C. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Nam Kỳ.
D. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Bắc Kỳ.
- Câu 15 : Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào ngày tháng năm nào?
A. 1 tháng 9 năm 1858
B. 2 tháng 9 năm 1858
C. 3 tháng 9 năm 1858
D. 26 tháng 9 năm 1858
- Câu 16 : Năm 1858 Pháp tấn công Đà Nẵng với chiến thuật
A. Đánh lấn dần
B. Đánh nhanh thắng nhanh
C. Đánh lâu dài
D. “chinh phục từng gói nhỏ”
- Câu 17 : Tại sao thực dân Pháp phải mất tới gần 30 năm để hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam
A. Pháp vấp phải cuộc kháng chiến mạnh mẽ, bền bỉ của nhân dân ta
B. Triều đình Nguyễn kiên quyết chống trả
C. Chiến thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” của chúng đã thất bại
D. Giới tư bản Pháp chưa hoàn toàn ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam.
- Câu 18 : Hội nghị lần thứ 21 tháng 7 năm 1973 của Đảng chủ trương đấu tranh trên những mặt trận nào
A. Quân sự, chính trị, ngoại giao
B. Chính trị, ngoại giao
C. Quân sự, ngoại giao
D. Chính trị, quân sự
- Câu 19 : Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 (7 – 1973) đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là
A. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
B. đòi Mĩ và chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Pari
C. xây dựng và củng cố vùng giải phóng
D. thực hiện triệt để “ người cày có ruộng”.
- Câu 20 : Kẻ thù của cách mạng thế giới được Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản xác định đó là
A. chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc.
B. chống chủ nghĩa phát xít, giành ruộng đất cho nông dân.
C. chống chủ nghĩa đế quốc, phát xít và phong kiến tay sai.
D. chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.
- Câu 21 : Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương nhân dân miền Bắc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nào
A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Tiến hành cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
C. Đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai.
D. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ.
- Câu 22 : Giữa tháng 5–1956, quân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam khi chưa thực hiện nội dung điều khoản nào của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
A. Thực hiện lệnh ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn cõi Đông Dương.
B. Tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực.
C. Tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc Việt Nam.
D. Rút hết các căn cứ quân sự ở Đông Dương.
- Câu 23 : Âm mưu cơ bản của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam sau khi ký hiệp định Giơnevơ là
A. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
B. biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Mĩ.
C. đưa quân đội Mĩ vào miền Nam.
D. phá hoại các cơ sở kinh tế của ta.
- Câu 24 : Khi quân Pháp rút khỏi nước ta điều khoản nào của Hiệp định Giơnevơ chưa được thực hiện
A. Tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền: Nam - Bắc Việt Nam
B. Rút hết quân về nước
C. Tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực
D. Thực hiện lệnh ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương
- Câu 25 : Triều đình Huế thực hiện kế sách gì khi Pháp tấn công Gia Định
A. Chiêu tập binh sĩ, tích cực đánh Pháp.
B. đề nghị quân Pháp đàm phán.
C. Thương lượng để quân Pháp rút lui.
D. xây dựng phòng tuyến để phòng ngự.
- Câu 26 : Trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là một quốc gia
A. tự do, có chủ quyền và đạt được nhiều tiến bộ về kinh tế, văn hóa.
B. phong kiến có nền kinh tế phát triển và nền văn hóa độc đáo.
C. độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa.
D. phong kiến hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.
- Câu 27 : Chiến thắng Bình Giã có ý nghĩa như thế nào
A. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
B. Mở đầu cho phong trào đánh Mĩ ở miền Nam.
C. Làm phá sản về cơ bản Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
D. Bước đầu làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
- Câu 28 : Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt và chiến lược Chiến tranh cục bộ là gì
A. hình thức chiến tranh xâm lược.
C. chủ động phá hoại miền Bắc Việt Nam.
D. hoạt động dồn dân lập ấp chiến lược.
B. vai trò của quân đội Sài Gòn trên chiến trường.
- Câu 29 : Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược là vì
C. Kết quả của việc thu hút nguồn lực bên ngoài của các nước đang phát triển
D. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới
A. Kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất
B. Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu
- Câu 30 : Nội dung nào dưới đây không phản ánh mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa
D. Làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, phức tạp
B. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội
C. Đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước
A. Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn
- Câu 31 : Toàn cầu hóa là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của
A. Khoa học – công nghệ.
B. Kinh tế - tài chính.
C. Lực lượng sản xuất.
D. Liên kết khu vực.
- Câu 32 : Biểu hiện không đúng của xu thế toàn cầu hóa là
A. sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế.
D. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
C. sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU).
B. Mĩ và Nhật Bản kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật và được kéo dài vĩnh viễn.
- Câu 33 : Mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa là
D. tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
B. kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
C. hạn chế sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế
A. hạn chế sự tăng trưởng kinh tế.
- Câu 34 : Nhận xét nào dưới đây là hạn chế của xu thế toàn cầu hóa?
A. Tạo nên sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế.
B. Sự ngăn cách giàu ngheo trong từng nước và giữa các nước.
C. Làm thay đổi về cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực.
D. Đẩy nhanh sự phân hóa về lực lượng sản xuất trong xã hội
- Câu 35 : “Chiến tranh đặc biệt“ nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu của Mỹ
A. Phản ứng linh hoạt
B. Ngăn đe thực tế
C. Bên miệng hố chiến tranh
D. Chính sách thực lực
- Câu 36 : Những chiến thắng làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ là
A. Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài
B. Ấp Bắc, Bình Giã, Đồng Xoài
C. Bình Giã, Ba Gia, Núi Thành,Vạn Tường
D. Ấp Bắc, Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.
- Câu 37 : Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước như thế nào?
A. Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất - kĩ thuật lạc hậu, năng suất lao động thấp
C. Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát ở mức cao, lao động thiếu việc làm
D. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế-xã hội
B. Năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
- Câu 38 : Tinh thần nào được phát huy qua hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976?
A. Đoàn kết quốc tế vô sản
B. Yêu nước chống ngoại xâm
C. Kiên cường vượt qua khó khăn gian khổ
D. Đại đoàn kết đân tộc
- Câu 39 : Kết quả nào cho thấy bước tiến lớn cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1976 so với cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946?
A. Cử tri tham gia bầu cử tăng lên
B. Đại biểu được bầu nhiều hơn.
C. Nguyện vọng của nhân dân được đáp ứng đầy đủ.
D. Chế độ dân chủ nhân dân được củng cố vững chắc.
- Câu 40 : Điều nào sau đây không phải là điểm giống nhau giữa bầu cử Quốc hội 1976 với bầu cử Quốc hội 1946
A. Phát huy tinh thần yêu nước và ý thức công dân.
B. Được tiến hành ngay sau những thắng lợi to lớn của cách mạng.
C. Được tiến hành trên cả nước bằng phương pháp phổ thông đầu phiếu.
D. Nhằm củng cố chế độ dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Câu 41 : Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Nghị định ước Henxinki (1975) đều có tác động nào sau đây?
A. thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược.
B. giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
C. tiến hành thúc đẩy hợp tác về kinh tế, chính trị và quốc phòng
D. giải thể các tổ chức quân sự của Mỹ và Liên Xô tại châu Âu
- Câu 42 : Lực lượng tiến hành chiến lược Chiến tranh cục bộ là
A. quân đội Sài Gòn, quân Mĩ
B. quân Mĩ và quân đồng minh
C. quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn
D. quân Mĩ
- Câu 43 : Một trong những nguyên nhân thất bại chủ yếu của phong trào nông dân Tây Sơn là
A. không có đường lối kháng chiến đúng đắn.
B. không có sự giúp đỡ của nước ngoài.
C. nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.
D. quân Thanh quá mạnh nên dễ dàng đánh bại nghĩa quân.
- Câu 44 : Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh nào ?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra ác liệt.
- Câu 45 : Hội nghị Ianta đã có những quyết định quan trọng ngoại trừ việc
A. thành lập tổ chức Liên hợp quốc
B. thiết lập trật tự thế giới hai cực IANTA do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực
C. phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh
D. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
- Câu 46 : Hội nghị Ianta diễn ra trong khoảng thời gian nào
A. Từ ngày 4 đến 14/2/1945
B. Từ ngày 14 đến 17/2/1945
C. Từ ngày 4 đến 11/2/1945
D. Từ ngày 4 đến 11/12/1945
- Câu 47 : Lực lượng chủ yếu nào tham gia phong trào dân chủ trong những năm 1936-1939?
A. Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ
B. Liên minh tư sản và địa chủ
C. Binh lính và công nông
D. Giai cấp tiểu tư sản và nông dân
- Câu 48 : Khẩu hiệu đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. Tịch thu ruộng đất của đế quốc, việt gian.
B. Tự do dân chủ, cơm áo hòa bình.
C. Độc lập dân tộc và Ruộng đất dân cày.
D. Chống đế quốc và chống phát xít.
- Câu 49 : Trong giai đoạn 1954 - 1975, cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
A. có vai trò cơ bản nhất.
B. có vai trò quan trọng nhất.
C. có vai trò quyết định nhất.
D. có vai trò quyết định trực tiếp.
- Câu 50 : Phong trào nào đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công
A. Phong trào hòa bình (1954)
B. Phong trào Đồng Khởi (1959-1960)
C. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân (1968)
D. Tiến công chiến lược (1972)
- Câu 51 : Phong trào Đồng khởi mạng lại kết quả là
A. nông thôn miền Nam được giải phóng.
B. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
C. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy chính quyền của địch ở nông thôn.
D. lực lượng vũ trang hình thành và phát triển.
- - Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử Lịch Sử 2019 có lời giải chi tiết cực hay !!
- - Tổng hợp đề thi Lịch Sử mức độ thông hiểu - vận dụng cao !!
- - Tổng hợp Đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử có đáp án !!
- - 8 Đề luyện tập môn Lịch Sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG 2019 Lịch Sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề ôn thi THPTQG 2019 môn Lịch Sử có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG môn lịch Sử có lời giải !!
- - Bộ đề luyện thi THPTQG môn Lịch Sử cực hay có đáp án !!