Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sử năm 2021 số 17 (...
- Câu 1 : Điểm khác nhau căn bản trong hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với Việt Nam Quốc dân Đảng là
A. chú trọng tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin
B. chú trọng xây dựng tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh cách mạng
C. tăng cường tổ chức quần chúng đấu tranh vũ trang
D. tập trung phát triển lực lượng cách mạng
- Câu 2 : Ngày 19-11-1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Nguyễn Tri Phương yêu cầu
A. giải tán quân đội, nộp khí giới…
B. ta phải đàn áp lực lượng nghĩa quân.
C. "mở cửa" ở Bắc Kì
D. được thương thuyết với Tổng đốc thành Hà Nội
- Câu 3 : Mục đích của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) là nhằm
A. Bảo vệ cuộc sống cho nhân dân vùng Yên Thế
B. Chống lại triều đình nhà Nguyễn
C. Chống thực dân Pháp và phong kiến đầu hàng
D. Hưởng ứng chiếu Cần Vương
- Câu 4 : Thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc thu - đông năm 1947 nhằm mục đích gì?
A. Giành thắng lợi quân sự rút quân về nước.
B. Khóa chặt biên giới Việt – Trung.
C. Buộc ta phải đàm phán
D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh
- Câu 5 : Hậu quả nặng nề nhất về mặt văn hóa do chế độ thực dân phong kiến để lại sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
B. Văn hóa hiện đại theo kiểu phương Tây.
C. Văn hóa mang nặng tư tưởng phản động của phát xít Nhật
D. Hơn 90% dân số không biết chữ
- Câu 6 : Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa “Chiến tranh cục bộ” (1965 -1968) so với “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1966) của Mỹ là gì?
A. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.
B. Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mỹ với vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ.
C. Dùng người Việt đánh người Việt.
D. Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh của Mỹ và quân đồng minh của Mỹ.
- Câu 7 : Thời kỳ nào đã đưa Cách mạng tư sản Pháp lên đến đỉnh cao?
A. Thời kỳ phái Lập hiến cầm quyền.
B. Thời kỳ phái Girôngđanh cầm quyền.
C. Thời kỳ phái Giacôbanh cầm quyền.
D. Thời kỳ Đốc chính.
- Câu 8 : Đặc điểm nổi bật nhất của phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là
A. Phong trào công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát lên đấu tranh tự giác, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.
B. Sự xuất hiện của khuynh hướng cứu nước mới – khuynh hướng vô sản.
C. Khuynh hướng tư sản và vô sản song song tồn tại, đấu tranh để giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Câu 9 : Những hạn chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ có nguyên nhân chủ yếu là gì?
A. Hội nghị Giơ-ne-vơ là hội nghị quốc tế, có sự tham gia và chi phối của các nước lớn và xu thế chung. Ảnh hưởng của cách giải quyết vấn đề Triều Tiên
B. Ảnh hưởng của cách giải quyết vấn đề Triều Tiên trước đó
C. Việt Nam chưa thực sự có tiếng nói trên bàn đàm phán và quan hệ quốc tế
D. Thắng lợi quân sự của Việt Nam chưa đủ mạnh để gây sức ép trên bàn ngoại giao
- Câu 10 : Theo nội dụng của Hiệp định Giơnevo thì quốc gia nào không có vùng tập kết
A. Campuchia
B. Việt Nam và Lào
C. Việt Nam
D. Lào
- Câu 11 : Lựa chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong đoạn trích sau đây:
“Vào giữa thế kỉ XIX trước khi bị .....(1)..... xâm lược. Việt Nam là một .....(2)..... có chủ quyền đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên ở giai đoạn này chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện ......(3)...... suy yếu nghiêm trọng”.
(SGK Lịch sử 11 Ban cơ bản, tr 106, NXB Giáo dục, 2009)A. (1) thực dân Anh, (2) quốc gia độc lập, (3) khủng hoảng.
B. (1) thực dân Pháp, (2) bị đô hộ, (3) khủng hoảng.
C. (1) thực dân Pháp, (2) quốc gia độc lập, (3) thịnh vượng.
D. (1) thực dân Pháp, (2) quốc gia độc lập, (3) khủng hoảng.
- Câu 12 : Đặc điểm chung nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu và Nhật Bản trong giai đoạn 1945 – 1950 là
A. Đối đầu với Mĩ
B. Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO)
C. Mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới
D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ
- Câu 13 : Vì sao Mĩ không thể xác lập trật tự thế giới "đơn cực"?
A. Sự vươn lên của các cường quốc.
B. Sự cản trở của nước Nga.
C. Kinh tế Mĩ ngày càng suy giảm.
D. Sự sa lầy của Mĩ ở nhiều nơi trên thế giới.
- Câu 14 : Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mối lo ngại lớn nhất của Mĩ là gì
A. Nội chiến Quốc- Cổng kết thúc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
B. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
C. CNXH trở thành hệ thống thế giới, trải dài từ Đông Âu tới phía đông Châu Á.
D. Nhật Bản, Tây Âu vươn lên trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới.
- Câu 15 : Cho các chiến lược chiến tranh của Mĩ thực hiện ở Việt Nam (1954-1975)
1. Chiến tranh đặc biệt.
2. Việt Nam hóa chiến tranh.
3. Chiến tranh cục bộ.
Hãy sắp xếp các chiến lược trên theo đúng trình tự thời gianA. 1,2,3
B. 2,1,3
C. 2,3,1
D. 1,3,2
- Câu 16 : Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập tổ chức nào?
A. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa
B. Đảng Cộng sản Pháp
C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
D. Quốc tế cộng sản
- Câu 17 : Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau 1954 là
A. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng
B. Thực dân Pháp đã rút khỏi nước ta
C. Mỹ can thiệp vào miền Nam
D. Đất nước bị chia cắt thành hai miền
- Câu 18 : Tại sao các vua quan triều Nguyễn lại không kiên quyết đứng lên đấu tranh chống Pháp?
A. Cho rằng không thể giành thắng lợi nếu không thương lượng và điều đình với chính phủ Pháp
B. Không có cơ hội đứng lên đánh Pháp vì tương quan lực lượng bất lợi
C. Sợ hao tổn về nhân tài và vật lực quốc gia
D. Đặt quyền lợi giai cấp lên trên quyền lợi dân tộc
- Câu 19 : Điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX với cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
A. Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ đòi hỏi cuộc sống.
B. Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
D. Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất.
- Câu 20 : Điểm khác biệt về quy mô giữa “Chiến tranh đặc biệt” với “Chiến tranh cục bộ”
A. Chỉ diễn ra ở miền Nam
B. Diễn ra ở cả miền Nam và miền Bắc
C. Diễn ra trên toàn Đông Dương
D. Chỉ diễn ra ở khu vực Đông Nam Bộ
- Câu 21 : Vì sao trật tự “hai cực” Ianta sụp đổ?
A. Do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu.
B. Liên Xô và Mĩ quá tốn kém trong việc chạy đua vũ trang.
C. Nền kinh tế Liên Xô ngày càng đi vào tinh trạng trì trệ, khủng hoảng.
D. “Cực” Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại.
- Câu 22 : Sau thất bại ở Đà Nẵng năm 1858, thực dân Pháp có âm mưu gì?
A. Đánh thẳng vào kinh thành Huế
B. Cố thủ chờ viện binh
C. Nhờ thực dân Anh giúp đỡ
D. Kéo quân vào đánh Gia Định
- Câu 23 : Ý nào dưới đây không đúng khi nói đến âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ?
A. Cứu nguy cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam.
B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào Miền Nam.
C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước.
D. Phá hoại tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
- Câu 24 : Điểm khác biệt căn bản về tinh thân chống pháp xâm lược của nhân dân ta so với vua quan triều đình nhà Nguyễn (1858-1884) là gì?
A. Đánh Pháp theo sự chỉ đạo của quan quân triều đình.
B. Kiên quyết đánh Pháp đến cùng, không chịu sự chi phối của triều đình.
C. Thay đổi theo từng giai đoạn xâm lược của thực dân.
D. Sau khi quân triều đình tan rã, nhân dân tổ chức các phong trào kháng chiến.
- Câu 25 : Đâu không phải là ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975 -1976)?
A. Tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác
B. Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội
C. Đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân
D. Đánh dấu sự hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
- Câu 26 : Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc Việt Nam trong những năm (1965-1968) là
A. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn.
B. Đảm bảo giao thông vận tải thường xuyên thông suốt, phục vụ hậu phương lớn.
C. Hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam.
D. Chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ.
- Câu 27 : Nội dung nào không phải là quyết định của hội nghị Ianta (2 – 1945)?
A. Thỏa thuận đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng
B. Thống nhất phải tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản
C. Đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận
D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc
- Câu 28 : Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tổ chức ASEAN?
A. Các nước muốn hợp tác để cùng nhau phát triển
B. Muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài khu vực
C. Chịu tác động bởi sự thành công của Khối thị chung Châu Âu
D. Các nước muốn liên minh quân sự để bảo vệ an ninh khu vực.
- Câu 29 : Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là gì?
A. Khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối trong phong trào yêu nước.
B. Phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản chuyển sang khuynh hướng vô sản.
C. Sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh.
D. Khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản cùng phát triển trong phong trào yêu nước.
- Câu 30 : Điều kiện tiên quyết để đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Có tiềm lực kinh tế mạnh
B. Có tiềm lực quốc phòng mạnh.
C. Dân tộc phải được độc lập.
D. Đất nước phải độc lập và thống nhất
- Câu 31 : Ý nào dưới đây thể hiện điểm tương đồng về nội dung của hai Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương và Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam ?
A. Hiệp định có sự tham gia của năm cường quốc trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
B. Là văn bản mang tính pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền tự do cơ bản của nhân dân Việt Nam
C. Thỏa thuận các bên ngừng bắn đề thực hiện chuyển quân, tập kết, chuyên giao khu vực
D. Các nước đều cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam
- Câu 32 : Thực chất của chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của Pháp sau chiến dịch Việt Bắc (1947) là đang thực hiện chiến lược chiến tranh gì ở nước ta
A. Chiến lược đánh nhanh thắng nhanh
B. Chiến tranh xâm lược thực dân mới
C. Chiến tranh tổng lực
D. Chiến lược đánh lâu dài với ta
- Câu 33 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh trở thành "sân sau" của nước nào?
A. Hà Lan
B. Bồ Đào Nha
C. Mĩ
D. Pháp
- Câu 34 : Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng về phong trào công nhân Việt Nam (1919 - 1925)?
A. Hình thức bãi công chưa được sử dụng phổ biến.
B. Là một bộ phận của phong trào yêu nước.
C. Là nòng cốt của phong trào dân tộc dân chủ.
D. Là phong trào đấu tranh duy nhất phát triển mạnh mẽ.
- Câu 35 : Nhận xét nào là đúng nhất về chuyển biến của giai cấp công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Có nguồn gốc xuất thân từ trung nông, dễ hình thành liên minh công – nông.
B. Là lực lượng lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
C. Tăng nhanh về số lượng, bị bóc lột nặng nề, sớm tiếp thu cách mạng vô sản.
D. Đời sống vô cùng khó khăn khổ cực nên hăng hái đấu tranh.
- Câu 36 : Địa vị pháp lý của Liên bang Nga sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã là
A. “Quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
B. Tiếp tục duy trì mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô.
C. Một nước tư bản phát triển, một cường quốc Âu - Á.
D. Một quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác
- - Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử Lịch Sử 2019 có lời giải chi tiết cực hay !!
- - Tổng hợp đề thi Lịch Sử mức độ thông hiểu - vận dụng cao !!
- - Tổng hợp Đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử có đáp án !!
- - 8 Đề luyện tập môn Lịch Sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG 2019 Lịch Sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề ôn thi THPTQG 2019 môn Lịch Sử có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG môn lịch Sử có lời giải !!
- - Bộ đề luyện thi THPTQG môn Lịch Sử cực hay có đáp án !!