Đề thi giữa HK2 môn GDCD 9 năm 2021 Trường THCS Tr...
- Câu 1 : Trong gia đình bác A, giữa hai bác và các con đều được trao đổi cởi mở về những vấn đề liên quan đến cuộc sống gia đình. Điều này là thể hiện bình đẳng?
A. giữa các thành viên trong gia đình.
B. giữa các thế hệ.
C. giữa cha mẹ và con.
D. giữa người trên và người dưới.
- Câu 2 : Giám đốc công ty B và chị D ký hợp đồng lao động, trong đó nội dung quy định chị D phải làm thêm mỗi ngày 2 tiếng. Việc giao kết này đã vi phạm nguyên tắc nào ?
A. Tự do, tự nguyện.
B. Bình đẳng.
C. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
D. Giao kết trực tiếp.
- Câu 3 : Do mâu thuẫn với Giám đốc công ty, chị H đang nuôi con nhỏ dưới 10 tháng tuổi, bị Giám đốc công ty điều chuyển sang công việc khác nặng nhọc hơn so với lao động nam. Trong trường hợp này, Giám đốc công ty đã không thực hiện nội dung nào về bình đẳng trong lao động ?
A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng giữa cán bộ công nhân viên.
- Câu 4 : Giám đốc Công ty Y quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với chị H trong thời gian chị H đang nuôi con nhỏ 8 tháng tuổi, vì lý do chị không hoàn thành công việc. Quyết định của Giám đốc công ty đã xâm phạm tới?
A. quyền ưu tiên lao động nữ trong công ty.
B. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.
C. quyền bình đẳng giữa các lao động trong công ty.
D. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
- Câu 5 : Anh T là cán bộ có trình độ chuyên môn đại học nên được vào làm công việc liên quan đến nghiên cứu và nhận lương cao hơn, còn anh K mới tốt nghiệp Trung học phổ thông nên được sắp xếp vào làm ở bộ phận lao động chân tay và nhận lương thấp hơn. Mặc dù vậy, giữa hai anh vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây ?
A. Trong lao động.
B. Trong tìm kiếm việc làm.
C. Trong thực hiện quyền lao động.
D. Trong nhận tiền lương.
- Câu 6 : Q muốn thi đại học vào ngành Sư phạm, nhưng bố mẹ Q lại muốn Q thi vào ngành Tài chính. Q phải dựa vào cơ sở nào dưới đây trong Luật Hôn nhân và gia đình để nói về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con ?
A. Con có toàn quyền quyết định nghề nghiệp cho mình.
B. Cha mẹ không được can thiệp vào quyết định của con.
C. Cha mẹ tôn trọng quyền chọn nghề của con.
D. Chọn ngành học phải theo sở thích của con.
- Câu 7 : Thấy trong hợp đồng lao động của mình ký với Giám đốc công ty có điều khoản trái pháp luật lao động, anh P đã đề nghị sửa và đưuọc chấp nhận. Điều này thể hiện?
A. quyền dân chủ của công dân.
B. bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. bình đẳng giữa đại diện người lao động và ngưởi sử dụng lao động.
- Câu 8 : Để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây ?
A. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
B. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
C. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
- Câu 9 : Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là?
A. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.
B. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.
C. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.
D. Tất cả các phương án trên.
- Câu 10 : Chị B có chồng là anh A. Bạn chị H có gửi cho chị một bì thư và 2000 USD với nội dung như sau: “Mến tặng vợ chồng bạn, chúc hai bạn nhanh chóng qua khỏi thời kì khó khăn này”. 2000 USD là?
A. tài sản chung của chị H và anh Y.
B. tài sản riêng của chị H hoặc tài sản riêng của anh Y
C. tài sản được chia làm hai theo quy định của pháp luật
D. Tất cả ý trên
- Câu 11 : Ý nghĩa của bình đẳng trong hôn nhân?
A. Tạo cơ sở củng cố tình yêu, cho sự bền vững của gia đình.
B. Phát huy truyền thống dân tộc về tình nghĩa vợ, chồng.
C. Khắc phục tàn dư phong kiến, tư tưởng lạc hậu "trọng nam, khinh nữ".
D. Tất cả các phương án trên.
- Câu 12 : Thời gian làm việc của người cao tuổi được quy định trong luật lao động là?
A. Không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần.
B. Không được quá 5 giờ một ngày hoặc 30 giờ một tuần.
C. Không được quá 6 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần.
D. Không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần.
- Câu 13 : Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành ở nước ta hiện nay được ban hành vào năm nào?
A. Năm 2001.
B. Năm 2002.
C. Năm 2014.
D. Năm 2016
- Câu 14 : Đối tượng nào sau đây được kí hợp đồng lao động?
A. đủ10 tuổi
B. đủ 12 tuổi
C. đủ 15 tuổi
D. 18 tuổi
- Câu 15 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân được quy định trong?
A. Hiến pháp.
B. Bộ Luật dân sự.
C. Bộ Luật hình sự.
D. Luật Hôn nhân và gia đình.
- Câu 16 : Khi tổ chức đăng kí kết hôn phải có mặt ai?
A. hai bên nam, nữ kết hôn.
B. ít nhất của một bên nam hoặc nữ.
C. đại diện của hai bên gia đình.
D. của công an hoặc tòa án.
- Câu 17 : Theo quy định của pháp luật thì việc đóng thuế là?
A. do sự tự nguyện của công dân.
B. nghĩa vụ của công dân.
C. nộp tiền cho Nhà nước.
D. không bắt buộc đối với công dân.
- Câu 18 : Pháp luật cấm kết hôn những trường hợp nào sau đây?
A. Người có họ trong phạm vi 3 đời
B. Người có bệnh HIV/AIDS
C. Người có năng lực hành vi dân sự
D. Người không đồng giới.
- Câu 19 : Đối với sự tồn tại của con người thì lao động là hoạt động?
A. chủ yếu, quan trọng nhất.
B. thường xuyên.
C. cơ bản và quan trọng.
D. đem lại thu nhập.
- Câu 20 : Xét từ góc độ pháp luật thì lao động là?
A. vinh quang.
B. quyền và nghĩa vụ của công dân.
C. hoạt động hợp pháp.
D. hoạt động chủ yếu của con người.
- Câu 21 : Người lao động chưa thành niên là người lao động?
A. dưới 15 tuổi.
B. dưới 16 tuổi.
C. dưới 17 tuổi.
D. dưới 18 tuổi.
- Câu 22 : Anh A 20 tuổi, có sức khỏe bình thường nhưng lười lao động, chỉ thích ăn chơi, đua đòi, luôn sống dựa dẫm, ỷ lại vào ba mẹ. Trong trường hợp này anh A đã?
A. vi phạm pháp luật về lao động.
B. không thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân.
C. vi phạm quyền lao động.
D. không thực hiện đúng quy định của pháp luật
- Câu 23 : Lao động là......................
A. hoạt động tạo ra các sản phẩm cụ thể.
B. hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần
C. hoạt động của con người tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho bản thân, gia đình ...
D. các việc làm đem lại thu nhập cho bản thân.
- Câu 24 : Tạo ra việc làm, bảo đảm cho người lao động có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của..................
A. Trách nhiệm của doanh nghiệp
B. Trách nhiệm của nhà nước
C. Trách nhiệm của toàn xã hội
D. Trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 1 Chí công vô tư
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 2 Tự chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3 Dân chủ và kỷ luật
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 4 Bảo vệ hòa bình
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6 Hợp tác cùng phát triển
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 5 Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 7 Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 8 Năng động, sáng tạo
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 9 Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 10 Lý tưởng sống của thanh niên