Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 1 Chí công vô tư
- Câu 1 : Chí công vô tư là:
A. Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.
B. Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích của cá nhân.
C. Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích cá nhân và đặt lợi ích cá nhân lên trên hàng đầu.
D. Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự không công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.
- Câu 2 : Hành vi nào không phải Chí công vô tư
A. Vì là con trai của thầy Hiệu trưởng nên An được cô giáo chủ nhiệm ưu tiên hơn các bạn trong lớp.
B. Là lớp trưởng An bỏ qua khuyết điểm cho bạn thân của mình
C. Mặc dù là con của cô giáo môn Toán nhưng H vẫn bị điểm kém môn này
D. Cả A và B
- Câu 3 : Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội ?
A. Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng.
B. Được mọi người thương yêu
C. Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước.
D. Tất cả các đáp án
- Câu 4 : Hành vi nào dưới đây thể hiện chí công vô tư ?
A. Trong các cuộc bình bầu, Hậu hay bỏ phiếu cho những bạn chơi thân với mình.
B. Hiền chỉ chăm lo việc học của mình, còn các công việc của lớp thì không quan tâm.
C. Hôm nay đến lớp thấy đã muộn mà chưa có ai làm vệ sinh lớp học, An tự quét dọn lớp để kịp giờ vào học.
D. Vinh hay bao che khuyết điểm cho Nhân vì Nhân hay cho Vinh nhìn bài khi kiểm tra.
- Câu 5 : Những biểu hiện dưới đây là chí công vô tư ?
A. Không vì tình cảm riêng hoặc vì danh lợi mà đối xử thiên lệch.
B. Ba phải, ai nói thế nào, làm thế nào cũng cho là đúng, là được.
C. Lợi dụng chức quyền để thu lợi cho cá nhân mình.
D. Bỏ qua cho những việc làm sai trái để được lợi.
- Câu 6 : Biểu hiện của không chí công vô tư
A. Đấu tranh chống những biểu hiện cá nhân, thu vén cho riêng mình.
B. Có thái độ vô tư, khách quan khi đánh giá người khác.
C. Không vì tình cảm riêng hoặc vì danh lợi mà đối xử thiên lệch.
D. Lợi dụng chức quyền để thu lợi cho cá nhân mình.
- Câu 7 : Câu da dao tục ngữ nào thể hiện Chí công vô tư:
A. Quân pháp bất vị thân
B. Thượng bất chính, hạ tắc loạn
C. Bề trên ở chẳng kỷ cương Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa
D. Tha kẻ gian, oan người ngay.
- Câu 8 : Câu ca dao tục ngữ nào không chí công vô tư:
A. Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư
B. Người trên đứng đắng, kẻ dưới dám nhờn
C. Cầm cân nảy mực.
D. Việc nhà thì nhác. Việc chú bác thì siêng
- Câu 9 : Biểu hiện của chí công vô tư:
A. Ăn lối lộ, tham nhũng của công ty
B. Lấy tiền của Nhà nước sử dụng cho việc cá nhân
C. Làm việc vì lợi ích chung cho tập thể
D. Vì có xích mích từ trước nên anh A luôn bị la và bị ép làm việc không đúng với công việc anh đang phụ trách
- Câu 10 : Lối sống chí công vô tư:
A. Hiến đất của mình xây trường học
B. Hằng ngày Bác 5 luôn quét dọn con hẻm của khu phố
C. Mọi người cùng chung tay chung sức sửa chửa trường học cho con em mình
D. Tất cả các đáp án trên
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 1 Chí công vô tư
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 2 Tự chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3 Dân chủ và kỷ luật
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 4 Bảo vệ hòa bình
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6 Hợp tác cùng phát triển
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 5 Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 7 Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 8 Năng động, sáng tạo
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 9 Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 10 Lý tưởng sống của thanh niên